HÌNH THỨC LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
1. Các Phần Của Bài Luận Văn
Luận văn của bạn cần phải theo đúng tiêu chuẩn của nhà trường cả nội dung lẫn hình thức; phải được giáo sư cố vấn và ban giáo sư chấp thuận. Bạn cần xem lại cẩn thận và sửa đổi theo đề nghị của giáo sư cố vấn trước khi nộp bản cuối cùng (final draft). Ngoài phần chính của bài luận văn , bạn cần thêm những phần sau đây:
Trang chấp thuận
Luận văn của bạn phải đính kèm trang chấp thuận (approval page) theo mẫu của nhà trường. Giáo sư cố vấn sẽ ký trước, sau đó sẽ trao lại cho bạn, bạn sẽ nộp cho ban giáo sư (qua Giám Đốc Học Vụ) để đọc và ký tên nếu chấp thuận. Trang chấp thuận không đánh số trang, chỉ in một mặt, mặt kia để trống.
Phần lớn các trường thường đòi hỏi bạn có phần tóm lược (abstract) bài luận văn của bạn. Bài tóm lược luận văn dài khoảng 200 - 300 chữ, nhằm giúp người đọc biết vấn đề bạn trình bày cũng như quan điểm của bạn về vấn đề đó. Tuy ngắn hơn phần nhập đề, phần tóm lược cũng bao gồm những điểm chính của phần nhập đề:
• Trình bày bối cảnh và phát biểu vấn đề được khảo cứu
• Nêu lên những chủ đề chính (key themes)
• Nêu lên luận đề (thesis statement) hay ý tưởng chủ đạo (controlling idea) mà
bạn sẽ khai triển trong bài viết.
Phần này thuộc phần tài liệu sơ khởi (the preliminary material) của tập luận văn và được
đánh số trang theo mẫu tự La Mã nhỏ (i, ii, iii, iv...).
Phụ lục
Những tài liệu bổ túc như bảng câu hỏi thăm dò, hình ảnh, sơ đồ, v.v... có thể để vào phần Phụ Lục (appendices) . Phần Phụ Lục phải được đánh số trang liên tục với bài viết và cùng format với toàn bài viết. Các phần của tập luận văn được sắp theo thứ tự như sau:
1. Trang Bìa (Title Page)
2. Trang Bản Quyền (Copyright Page)
3. Trang Chấp Thuận (Approval Page)
4. Đề Tặng (Dedication) [Nếu Có]
5. Tri Ân (Acknowlegdement) [Nếu Có]
6. Tóm Lược (Abstract)
7. Mục Lục (Table o f Contents)
8. Nội Dung Luận văn (Contents)
9. Phụ Lục (Appendix) [Nếu Có]
10. Thư Mục (Bibliography)
2. Cách Trình Bày
Khổ giấy
Bạn có thể dùng giấy khổ 8 1/2 x 11 inches (letter) hoặc khổ A4, màu trắng.
Đánh máy
Luận văn của bạn phải đánh máy dòng đôi (double -spaced), cỡ chữ 12 của kiểu chữ tiếng Việt. Những chỗ trích dẫn trực tiếp (direct quotation) dài trên 4 hàng phải xuống dòng, thụt vô trong (indent) và đánh máy dòng đơn.
Chừa lề
Đề nghị bạn chừa lề trái (left margins) 1,5 inches và lề phải (right margins) 1 inch, lề trên
(top) và lề dưới (bottom) 1 inch.
Đánh số trang
• Phần chính của bài khảo luận được đánh số trang (page numbering) liên tiếp theo số
Ả-rập (Arabic numerals) bắt đầu với số 1. Bạn nên đánh số trang ở giữa cuối
trang (center, bottom) .
• Trang tựa đề (title page) và trang chấp thuận (approval page) không đánh số trang.
• Những trang thuộc phần sơ khởi (p reliminary pages) như mục lục (table of contents),
đề tặng (dedication page), tri ân (acknowledgments), tóm lược (abstract), v.v...
đặt trước phần chính của bài luận văn được đánh số trang theo số La Mã nhỏ (lower
case Roman numerals) bắt đầu với số i.
Ghi chú cuối trang hoặc cuối bài
Ghi chú cuối trang và cuối bài được đánh máy dòng đơn (single-spaced), mỗi ghi chú cách nhau dòng đôi. Ghi chú cuối trang hoặc cuối bài (footnotes & endnotes) được đánh số theo thứ tự trong từng chương, sang chương mới bắt đầu đánh số 1 trở lại. Cách ghi chú cuối trang phải theo đúng qui định. Thường các software đánh máy như Microsoft Word giúp bạn viết những ghi chú này.
In (Print): In một mặt
In trên máy laser printer, mực đen. Bạn nên in trên một mặt giấy (single -sided print) toàn bộ tập luận văn.
3. Mẫu Luận Văn Tốt Nghiệp
Sau đây là cách trình bày mẫu của một bài luận văn tốt nghiệp (mẫu thu nhỏ của khổ giấy 8½ x 11 inches).
TRANG BÌA
2 inches
GIÁO DỤC CƠ ĐỐC CHO TRẺ EM TRONG HỘI THÁNH
TIN LÀNH VIỆT NAM: THỰC TRẠNG
VÀ PHƯƠNG HƯỚNG
2 inches
Luận văn
Kính Trình Ban Giáo Sư
Viện Thần Học Việt Nam
(Union College of California)
3 inches
Để Hoàn Tất Văn Bằng
Cao Học Mục Vụ
Nguyễn Sinh Viên
Tháng 6/ 2005
1 inch
Trang sau:
Được chấp thuận bởi Ngày
………………….………….. …………..
… … … … … … .… … … … … .. ….……….
………….………………….. ….……….
Trang sau:
Dành tặng
Các ân nhân và các bạn phụ trách dạy đạo thiếu nhi
Trang sau:
TRI ÂN
Xin chân thành tri ân
---------------------------------
---------------------------------
Đầu trang 1 inch
TÓM LƯỢC LUẬN VĂN
(dài khoảng một trang)
Bên phải &nbs p; Bên trái
1 inch 1.5 inches
Bằng cách tổng hợp và nhận định các thông tin thu
thập&nbs p; được qua việc khảo sát, phỏng vấn trên một số hội
thánh và nhân vật có liên quan cũng như nghiên cứu trên
các tài liệu thư viện, người viết muốn đặt vấn đề làm cách
nào phát triển và hoàn chỉnh việc Giáo Dục Cơ Đốc cho
thiếu nhi trong Hội Thánh Tin Lành Việt Nam trong giai
đoạn hiện nay.
Bài khảo luận cho thấy thực trạng của vấn đề giáo
dục Cơ Đốc thiếu nhi hiện nay là
………………………………………………………………………………………………
……………………….…………………….………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
……………………..……………………………… ………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
…………..…
Điều đó sẽ đem lại cho chúng ta nhiều lợi ích thiết thực.
MỤC LỤC
Trang
BẢNG LIỆT KÊ SƠ ĐỒ ................................ ............... x
BẢNG LIỆT KÊ HÌNH ẢNH ................................ ........ ix
BẢNG LIỆT KÊ CHỮ VIẾT TẮT ................................ x
Chương
1. DẪN NHẬP ................................ ................................ 1
2. NỀN TẢNG KINH THÁNH VÀ THẦN HỌC
VỀ GIÁ O DỤ C CƠ ĐỐ C CHO THIẾ U NHI ......... 6
Nền Tảng Kinh Thánh Về Giáo Dục Cơ Đốc
Cho Thiếu Nhi
Tảng Thần Học Về Giáo Dục Cơ Đốc
Cho Thiếu Nhi
3. TẦM QUAN TRỌNG CỦA GIÁO DỤC CƠ ĐỐ C
CHO THIẾU NHI ................................ ...................... 10
Vai Trò Của Thiếu Nhi Trong Hội Thánh
Những Ảnh Hưởng Của Môi Trường Hiện Tại
Đối Với Thiếu Nhi
Tầm Quan Trọng Của Giáo Dục Cơ Đốc
Đối Với Thiếu Nhi
4. THỰC TRẠNG CỦA GIÁO DỤC CƠ ĐỐC
CHO THIẾU NHI ................................ ....................... 19
Vấn Đề Nhận Thức
Vấn Đề Tổ Chức
Vấn Đề Nguồn Lực
5. PHƯƠNG HƯỚNG GIÁO DỤC CƠ ĐỐC
CHO THIẾU NHI ................................ ....................... 21
Vấn Đề Nhận Thức
Vấn Đề Tổ Chức
Vấn Đề Nguồn Lực
6. KẾT LUẬN ................................ ................................ . 100
PHỤ LỤC ................................ ................................ ......... 104
A. Bảng Câu Hỏi Thăm Dò ................................ ........... 106
B. Bảng Câu Hỏi Phỏng Vấn ................................ ........ 107
C. Mẫu Bài Giảng Cho Thiếu Nhi ................................ . 108
THƯ MỤC ............................... ................................ ........ 110
BẢNG LIỆT KÊ SƠ ĐỒ
Sơ đồ Trang
1. Sơ Đồ Hệ Thống Tổ Chức Hội Thánh ...................... .......... 23
2. Sơ Đồ Hệ Thống Tổ Chức Ban Hướng Dẫn Thiếu Nhi …… 32
3. Sơ Đồ Sinh Hoạt Thiếu Nhi ................................ ..... .... 40
BẢNG LIỆT KÊ HÌNH ẢNH
Hình ảnh ................................ ................................ ............. Trang
1. Sinh Hoạt Ngoài Trời Thiếu Nhi Nguyễn
Tri Phương ................................................................... 25
2. Ban Hướng Dẫn Thiếu Nhi Ba Ngòi ......................... 37
3. Lớp Dạy Thiếu Nhi Hội Thánh ................................ ...... 78
BẢNG LIỆT KÊ CHỮ VIẾT TẮT
A.D. Sau Công Nguyên
B.C. Trước Công Nguyên
NIV Kinh Thánh - Bản Dịch New International
Version
TKHĐ Kinh Thánh - Bản Thánh Kinh Hiện Đại
BDM Kinh Thánh - Bản Dị ch M ới
LXX Kinh Thánh - Bản Bảy Mươi
BDY Kinh Thánh - Bản Diễn Ý
CHƯƠNG MỘT
DẪN NHẬP
Nêu Vấn Đề
Trong gần ba thập kỷ qua, bởi sự quan phòng của Đức Chúa Trời, Hội Thánh Tin Lành Việt Nam đã có nhiều sự phát triển. Mặc dù sự phát triển về “số lượng” là một điều dễ thấy và dễ đánh giá nhưng về “chất lượng”, thì khó mà đánh giá đầy đủ. Tuy nhiên, có một điều rõ ràng là Hội thánh chưa có một nền giáo dục Cơ Đốc hoàn chỉnh. Nhìn chung, chúng ta vẫn duy trì được trường Chúa nhật nhưng tài liệu thì không ổn định và không có tính hệ thống, giáo viên thường là những người lớn tuổi trong Hội thánh, có uy tín nhiều hơn là có khả năng để hướng dẫn. Việc dạy đạo thiếu nhi, hay còn gọi là giáo dục Cơ Đốc cho trẻ em, nói riêng cũng nằm trong tình trạng đó, nếu không muốn nói là thiếu kém hơn. Hội thánh thường chỉ chú trọng đến truyền giảng mà xem nhẹ việc huấn luyện nhân sự và giáo dục Cơ Đốc. Kết quả là các anh chị hướng dẫn không biết phải dạy dỗ các em như thế nào, nhiều trẻ em khi lớn lên đã rời bỏ hội thánh, nhiều thanh niên có trình độ thuộc linh yếu kém, tham chí có người không biết lật Kinh Thánh để theo dõi bài giảng của mục sư. Tình trạng thiếu nhi thì đông nhưng thanh niên thì ít có lẽ xuất phát từ sự rơi rụng của các em khi lên thanh niên. Số thiếu niên có mong muốn hầu việc Chúa hình như
chỉ đếm được trên đầu ngón tay.
Bên cạnh đó, nhiều nan đề mới xuất hiện khi xã hội phát triển, nhất là cho giới trẻ. Tệ nạn xã hội ảnh hưởng nhiều nhất trên giới trẻ trong xã hội nói chung . Trẻ em trong hội thánh ít nhiều cũng bị ảnh hưởng. Nhiều em thích xem phim, trò chơi điện tử hơn là đọc Kinh Thánh. Thì giờ học hành của các em chiếm cả thì giờ vui chơi cũng như giờ
nhóm lại vào Chúa nhật. Ả nh hưởng của xã hội dường như mạnh hơn của hội thánh.
Thực trạng đó khiến cho chúng ta đặt lại vấn đề giáo dục Cơ Đốc hệ thống, phong phú, hiệu quả và phù hợp với trẻ em trong Hội Thánh Tin Lành Việt Nam để có thể giải quyết những vấn nạn trên.
Trong bài khảo luận này người viết sẽ bàn thảo về thực trạng của giáo dục Cơ Đốc cho trẻ em trong Hội Thánh Tin Lành Việt Nam hiện nay và qua đó cố gắng tìm ra những phương hướng khả thi và thích hợp để xây dựng nền giáo dục Cơ Đốc cho trẻ em một cách hệ thống và hiệu quả.
Tầm Quan Trọng Của Vấn Đề
Giáo dục Cơ Đốc là một trong hai mạng lệnh quan trọng của Chúa Giê- xu trước khi Ngài về Trời: “Vậy, hãy đi dạy dỗ muôn dân… , và dạy họ giữ hết cả mọi điều mà Ta đã truyền cho các ngươi ” ( Ma-t hi-ơ 28:19- 20). Một hội thánh phát triển toàn diện phải bao gồm hai mặt: chất lượng và số lượng. Dù tín đồ trong hội thánh đông, nhưng nếu đa số là người già và những người không có niềm tin vững vàng thì đó là n guy cơ cho hội thánh tương lai vì sẽ không có người kế tục. Việc dạy lời Chúa cho mọi người trong hội thánh cũng quan trọng như công tác truyền giáo. Vì điều đó quyết định đến một hội thánh “chất lượng”, một hội thánh mạnh mẽ và theo đúng đường lối Đức Chúa Trời.
Trẻ em trong hội thánh là tương lai của hội thánh. Các em chính là những người tiếp nối và duy trì một dân thánh cho Đức Chúa Trời trong thời đại ân đ iển này. Trẻ em là thành phần dễ bị ảnh hưởng của môi trường bên ngoài nhất là của giáo dục. Ảnh hưởng của giáo dục không chỉ là trước mắt, nhưng chắc chắn sẽ kéo dài trong cả một hay nhiều thế hệ. Vì vậy, giáo dục Cơ Đốc cho trẻ em vừa là trách nhiệm nhưng cũng vừa là cơ hội để xây dựng hội thánh tương lai. Chính Chúa đã đưa việc giáo dục cho trẻ em vào trong luật pháp của Ngài (Phục 6:7 -9; Thi Thiên 78:5 - 8). Thực trạng của Hội Thánh Tin Lành Việt Nam cho thấy trong những năm qua chúng ta thiếu thốn nhiều mặt: từ việc huấn luyện nhân sự, đến tài liệu, phương pháp, và phương tiện giáo dục. Nhưng bên cạnh đó, có lẽ chúng ta còn cần đến sự quan tâm của những người có vai trò và trách nhiệm trong hội thánh.
Nhìn lại thực trạng của nền giáo dục Cơ Đốc cho trẻ em trong hội thánh sẽ giúp chúng ta biết được sự khiếm khuyết của việc dạy đạo như thế nào, qua đó cũng giúp chúng ta thấy được những điều cần phải làm, và định ra được phương hướng chính xác, phù hợp cho nền giáo dục Cơ Đốc cho trẻ em trong tương lai sắp tới.
Công Trình Nghiên Cứu Đã Được Thực Hiện
Tại Việt Nam, vấn đ ề Cơ Đốc giáo dục nói chung đã được một số tác giả bàn đến. Trong cuốn Cơ Đốc Giáo Dục Trong Bối Cảnh Văn Hóa , tác giả Nguyễn Văn X. đã nhấn
mạnh đến tầm quan trọng của việc dạy đạo trong thời Cựu Ước cũng như Tân Ước, đồng thời cho thấy thế nào phương pháp giáo dục đã thích ứng trong những bối cảnh văn hóa
nhất định.
Tác giả cũng đã đề nghị những phương pháp cụ thể nhằm giúp việc dạy đạo được hiệu quả trong bối cảnh văn hóa Việt Nam. Tác giả Trần Văn T. trong cuốn Cơ Đốc Giáo Dục Nhập Môn cho thấy Cơ Đốc giáo dục không chỉ hạn chế trong các lớp Trường Chúa Nhật hay gò bó trong nhà thờ.
Tác giả cũng nhấn mạnh rằng tất cả mọi sinh hoạt của hội thánh, trong hay ngoài nhà thờ, đều mang tính cách Cơ Đốc giáo dục. Riêng vấn đề giáo dục Cơ Đốc cho thiếu nhi trong Hội Thánh Việt Nam cho đến nay vẫn chưa có một công trình nghiên cứu nào đáng kể. Do điều kiện hạn chế, người viết không tiếp cận được những công trình nghiên cứu, bài viết, tác phẩm, tác giả khác đã thực hiện về đề tài này.
Phạm Vi Và Giới Hạn Của Bài Viết
Trong bài này, người viết chỉ giới hạn trong việc nêu ra thực trạng và phương hướng cho việc giáo dục Cơ Đốc thiếu nhi trong Hội Thánh Tin Lành Việt Nam.
Trẻ em ở đây là những em từ 14 tuổi trở xuống (ấu nhi (3 -6) hay tuổi mẫu giáo, thiếu nhi (7-10) hay tuổi tiểu học, thiếu niên (11 - 14) hay tuổi trung học.
Vì lý do thuận tiện và do khả năng cũng như thời gian bị hạn chế, người viết cũng chỉ khảo sát trong các Hội Thánh Tin Lành Việt Nam mà thôi.
Vì đây là một công trình c á nhân, nên những thông tin, quan điểm, nhận định chỉ có tính chất cá nhân.
Phương Pháp Nghiên Cứu
Phương Pháp Thu Thập Thông Tin
Người viết dùng bảng câu hỏi trắc nghiệm để đánh giá trình độ hiểu biết Kinh Thánh và đời sống thuộc linh của các em tại 10 Hội Thánh (bốn hội thánh ở TP. HCM, ba ở miền Trung và ba hội thánh ở miền Nam). Bên cạnh đó, người viết tổ chức phỏng vấn các nhân vật có trách nhiệm trong hội thánh đối với vấn đề giáo dục Cơ Đốc cho trẻ em từ chi hội cho đến tổng liên hội (10 hội thánh trên).
Người viết cũng nghiên cứu sách vở trong thư viện về những thông tin có liên quan đến việc dạy đạo cho thiếu nhi.
Phương pháp khai triển:
Bài khảo luận sẽ dùng phương pháp thống kê, tổng hợp để đưa ra kết luận cũng như những gợi ý, đề nghị.
Qua việc tiếp xúc với một số hội thánh địa phương, người viết sẽ nghiên cứu những trường hợp điển hình để có cái nhìn chính xác hơn về thực trạng Cơ Đốc giáo dục tại Việt Nam.
Tóm Lược Các Chương
Bài khảo luận này gồm có sáu chương. Trong chương 1 người viết sẽ đề cập đến lý do tại sao muốn khảo sát vấn đề này, giới hạn và phương pháp nghiên cứu của đề tài. Trong chương 2 của bài khảo luận này người viết sẽ đề cập đến thực trạng của giáo dục Cơ Đốc cho trẻ em hiện nay liên quan đến các vấn đề như nhận thức của hội thánh, tổ chức, nguồn lực và hiệu quả của nền giáo dục đó.
Chương tư của bài khảo luận này người viết sẽ đưa ra những gợi ý về phương hướng của giáo dục Cơ Đốc cho trẻ em liên quan đến các vấn đề như nhận thức của hội thánh, tổ chức, nguồn lực và phương pháp đánh giá hiệu quả nền giáo dục Cơ Đốc.
Chương năm người viết sẽ đưa ra những gợi ý về phương hướng giáo dục Cơ Đốc cho thiếu nhi liên hệ đến vấn đề nhận thức, vấn đề tổ chức, vấn đề nguồn lực nhằm giúp
việc dạy đạo cho thiếu nhi trong Hội Thánh Việt Nam được hiệu quả hơn.
Chương cuối cùng sẽ là phần kết luận, người viết sẽ đưa ra ý kiến và đề nghị được bàn thảo trong các chương trước.
CHƯƠNG HAI
NỀN TẢNG KINH THÁNH VÀ THẦN HỌC VỀ
GIÁO DỤC CƠ ĐỐC CHO THIẾU NHI
Nền Tảng Kinh Thánh
………………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………… ……..……………………
………………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………………
Nền Tảng Thần Học
…………………………………………………………………
…………………………………………………………………
…………………………………………………………………
…………………………… ……………………………………
…………………………………………………………………
…………………………………………………………………
PHỤ LỤC I
BẢNG CÂU HỎI THĂM DÒ
………………………………………………………………
………………………………………………………………
………………………………………………………………
………………………………………………………………
………………………………………………………………
………………………………………………………………
…………… …………………………………………………
………………………………………………………………
………………………………………………………………
………………………………………………………………
………………………………………………………………
………………………………………………………………
………………………………………………………………
………………………………………………………………
……………… ………………………………………………
………………………………………………………………
……………………………………………………… ………
………………………………………………………………
………………………………………………………………
………………………………………………………………
………………………………………………………………
………………………………………………………………
THƯ MỤC
Adams, Daniel J . Cross- Cultural Theology: Western
Reflections in Asia. Atlanta: John Knox Press, 1987.
Anderson, Gerald H., ed. Asian Voices in Christian
Theology . Maryknoll, N.Y.: Orbis Books, 1976.
Brien, Richard P. Basic Questions for Christian Educators.
Winona, Minn.: St. Mary's College Press, 1977.
Groome, Thomas. Christian Religious Education: Sharing
Our Story and Vision. San Francisco:
HarperCollins, 1980.
Harris, Maria. Fashion Me a People: Curriculum in the
Church. Louisville: Wesminster/John Knox Press,
1989.
Hough, Joseph C., Jr. and John B. Cobb, Jr. Christian
Identity and Theological Education. Chico,
Calif.: Scholars Press, 1985.
Lee, James Michael. The Shape of Religious Instruction:
A Social- Science Approach. Dayton, Ohio: Pflaum,
1971.
Miller, Randolph Crump. Biblical Theology and Christian
Education. New York, NY: Scribner's, 1956.
Moore, Mary Elizabeth. Education for Continuity and
Change: A New Model for Christian Religious
Education. Nashville: Abingdon Press, 1983.
-------- . Teaching From the Heart: Theology and
Educational Method. Minneapolis: Fortress Press,
1991.
Oliver, Donald W., with Kathleen Waldron Gershman.
Education, Modernity, and Fractured Meaning:
Toward a Process Theory of Teaching and Learning.
Albany: State University of New York Press, 1989.
PHỤ LỤC
Phụ lục 1. Hoạch Định Thời Gian
Gần như trong mọi trường hợp, bạn phải chạy đua với thời gian dù bạn đang viết về đề tài gì và hình thức bài viết như thế nào. Bạn sẽ không có nhiều thời gian như bạn mong muốn. Vì vậy bạn phải lập một bảng thời gian biểu nhất định cho công trình của bạn.
Bạn phải tự hỏi:
• Thời gian bạn có là bao nhiêu tuần.
• Độ dài bài viết là bao nhiêu trang.
• Những nguồn tài liệu có sẵn sàng cho bạn sử dụng không.
• Nhu cầu sử dụng nguồn tài liệu chính yếu như phỏng vấn, điều tra, thực nghiệm hay phân
tích dữ liệu sẽ cần thiết cho bài khảo cứu không.
Khi bạn phải làm việc dưới áp lực của thời gian, thì điều quan trọng là phải biết cách phân bổ nó ngay khi bắt đầu. Thực ra, một trong những thử thách lớn nhất của việc viết một bài khảo luận là hoạch định thời gian một cách hiệu quả. Bạn không nên đợi đến khi bài viết sắp đến hạn phải nộp mới hoàn tất bài viết của mình. Đây là một số gợi ý cho việc phân công thời gian của bạn:
KẾ HOẠCH 4 TUẦN (20 NGÀY)
Công việc Thời gian
1. Chọn đề tài 1 ngày
2. Phát triển thư mục 1 ngày
3. Dàn bài phát thảo - viết câu luận đề 1 ngày
4. Đọc tài liệu, ghi chép 6 ngày
5. Tìm nguồn tài liệu chủ yếu & thứ yếu 4 ngày
6. Phát triển dàn bài lần chót 1 ngày
7. Viết bản thảo đầu tiên 3 ngày
8. Hiệu đính, chỉnh sửa bản thảo 2 ngày
9. Hoàn thiện bản thảo 1 ngày
KẾ HOẠCH 6 TUẦN (30 NGÀY)
Công việc Thời gian
1. Chọn đề tài 2 ngày
2. Phát triển thư mục 2 ngày
3. Dàn bài phác thảo - viết câu luận đề 3 ngày
4. Đọc tài liệu, ghi chép 8 ngày
5. Tìm nguồn tài liệu chủ yếu & thứ yếu 3 ngày
6. Phát triển dàn bài lần chót 1 ngày
7. Viết bản thảo đầu tiên 6 ngày
8. Hiệu đính, chỉnh sửa bản thảo 3 ngày
9. Hoàn thiện bản thảo 2 ngày
KẾ HOẠCH 8 TUẦN (40 NGÀY)
Công việc Thời gian
1. Chọn đề tài 2 ngày
2. Phát triển thư mục 2 ngày
3. Dàn bài phác thảo - viết câu luận đề 1 ngày
4. Đọc tài liệu, ghi chép 4 ngày
5. Tìm nguồn tài liệu chủ yếu , thứ yếu 5 ngày
6. Phát triển dàn bài lần chót 1 ngày
7. Viết bản thảo đầu tiên 7 ngày
8. Hiệu đính, chỉnh sửa bản thảo 3 ngày
9. Hoàn thiện bản thảo 3 ngày
KẾ HOẠCH 10 TUẦN (50 NGÀY)
Công việc Thời gian
1. Chọn đề tài &nbs p; 4 ngày
2. Phát triển thư mục 3 ngày
3. Dàn bài phác thảo - viết câu luận đề 3 ngày
4. Đọc tài liệu, ghi chép 12ngày
5. Tìm nguồn tài liệu chủ yếu, thứ yếu 8 ngày
6. Phát triển dàn bài lần chót 2 ngày
7. Viết bản thảo đầu tiên 10 ngày
8. Hiệu đính, chỉnh sửa bản thảo 6 ngày
9. Hoàn thiện bản thảo 3 ngày
Bạn nên nhớ rằng không phải có nhiều thời gian hơn là tốt hơn. Với một thời gian dài, bạn thường có thói quen để việc vào phút cuối. Trong nhiều trường hợp, ít thời gian để viết một bài nghiên cứu có lẽ dễ hoàn thành công việc hơn, bởi vì bạn biết là bạn đang trong áp lực phải viết .
Phụ lục 2 . Cách Trình Bày Biểu Đồ
Bạn có thể dùng những biểu đồ để minh họa những thông tin trong bài khảo luận của bạn. Những bảng biểu đồ diễn tả một cách hữu hiệu và cô đọng những dữ liệu trong một hình thức chuẩn. Vì thế những biểu đồ phải chính xác và dễ đọc, đòi hỏi một quy tắc, sự sắp xếp những tiêu đề, cũng như vị trí thích hợp đối với bài viết. Hầu hết những bảng biểu đồ trình bày những thông tin ở dạng những con số – tỉ lệ phần trăm, so sánh những sự cố, tổng số tiền, tất cả những cái đó đươ c biết như là những bảng thống kê.
a. Biểu đồ bằng bảng (table)
Bảng 1. Những người hút thuốc và không hút thuốc, theo giới tính.
Tổng số Hút thuốc Không hút thuốc
Đàn ông 1,258 2,104 3,362
Đàn bà 1,194 2,752 3,946
Tổng số 2,452 4,856 7,308
Bảng 2. Những người hút thuốc và không hút thuốc, theo giới tính.
Tổng số Hút thuốc Không hút thuốc
Đàn ông n style="font-size: 12.0pt;line-height:115%;font-family:"Times New Roman","serif";mso-fareast-font-family: "Times New Roman"">6. Phát triển dàn bài lần chót 1 ngày
7. Viết bản thảo đầu tiên 6 ngày
8. Hiệu đính, chỉnh sửa bản thảo 3 ngày
9. Hoàn thiện bản thảo 2 ngày
KẾ HOẠCH 8 TUẦN (40 NGÀY)
Công việc Thời gian
1. Chọn đề tài 2 ngày
2. Phát triển thư mục 2 ngày
3. Dàn bài phác thảo - viết câu luận đề 1 ngày
4. Đọc tài liệu, ghi chép 4 ngày
5. Tìm nguồn tài liệu chủ yếu , thứ yếu 5 ngày
6. Phát triển dàn bài lần chót 1 ngày
7. Viết bản thảo đầu tiên 7 ngày
8. Hiệu đính, chỉnh sửa bản thảo 3 ngày
9. Hoàn thiện bản thảo 3 ngày
KẾ HOẠCH 10 TUẦN (50 NGÀY)
Công việc Thời gian
1. Chọn đề tài 4 ngày
2. Phát triển thư mục 3 ngày
3. Dàn bài phác thảo - viết câu luận đề 3 ngày
2. Phát triển thư mục 3 ngày
3. Dàn bài phác thảo - viết câu luận đề 3 ngày
4. Đọc tài liệu, ghi chép 12ngày
5. Tìm nguồn tài liệu chủ yếu, thứ yếu 8 ngày
6. Phát triển dàn bài lần chót 2 ngày
7. Viết bản thảo đầu tiên 10 ngày
8. Hiệu đính, chỉnh sửa bản thảo 6 ngày
9. Hoàn thiện bản thảo 3 ngày
Bạn nên nhớ rằng không phải có nhiều thời gian hơn là tốt hơn. Với một thời gian dài, bạn thường có thói quen để việc vào phút cuối. Trong nhiều trường hợp, ít thời gian để viết một bài nghiên cứu có lẽ dễ hoàn thành công việc hơn, bởi vì bạn biết là bạn đang trong áp lực phải viết .
Phụ lục 2 . Cách Trình Bày Biểu Đồ
Bạn có thể dùng những biểu đồ để minh họa những thông tin trong bài khảo luận của bạn. Những bảng biểu đồ diễn tả một cách hữu hiệu và cô đọng những dữ liệu trong một hình thức chuẩn. Vì thế những biểu đồ phải chính xác và dễ đọc, đòi hỏi một quy tắc, sự sắp xếp những tiêu đề, cũng như vị trí thích hợp đối với bài viết. Hầu hết những bảng biểu đồ trình bày những thông tin ở dạng những con số – tỉ lệ phần trăm, so sánh những sự cố, tổng số tiền, tất cả những cái đó đươ c biết như là những bảng thống kê.
a. Biểu đồ bằng bảng (table)
Bảng 1. Những người hút thuốc và không hút thuốc, theo giới tính.
Tổng số Hút thuốc Không hút thuốc
Đàn ông 1,258 2,104 3,362
Đàn bà 1,194 2,752 3,946
Tổng số 2,452 4,856 7,308
Bảng 2. Những người hút thuốc và không hút thuốc, theo giới tính.
Tổng số Hút thuốc Không hút thuốc
Đàn ông n style="font-size: 12.0pt;line-height:115%;font-family:"Times New Roman","serif";mso-fareast-font-family: "Times New Roman"">6. Phát triển dàn bài lần chót 1 ngày
7. Viết bản thảo đầu tiên 6 ngày
8. Hiệu đính, chỉnh sửa bản thảo 3 ngày
9. Hoàn thiện bản thảo 2 ngày
KẾ HOẠCH 8 TUẦN (40 NGÀY)
Công việc Thời gian
1. Chọn đề tài 2 ngày
2. Phát triển thư mục 2 ngày
3. Dàn bài phác thảo - viết câu luận đề 1 ngày
4. Đọc tài liệu, ghi chép 4 ngày
5. Tìm nguồn tài liệu chủ yếu , thứ yếu 5 ngày
6. Phát triển dàn bài lần chót 1 ngày
7. Viết bản thảo đầu tiên 7 ngày
8. Hiệu đính, chỉnh sửa bản thảo 3 ngày
9. Hoàn thiện bản thảo 3 ngày
KẾ HOẠCH 10 TUẦN (50 NGÀY)
Công việc Thời gian
1. Chọn đề tài 4 ngày
2. Phát triển thư mục 3 ngày
3. Dàn bài phác thảo - viết câu luận đề 3 ngày
• www.religion- online.org
Cách Đánh Giá Những trang Websites
Một số trang webs hiện nay hoạt động có tính cách thương mại để quảng cáo những sản phẩm hay dịch vụ của họ. Bạn có thể tìm hiểu những trang webs có giá trị cho việc nghiên cứu của bạn bằng các câu hỏi sau:
1. Trong phạm vi nào t rang Web này là một nguồn thông tin hữu ích?
2. Trang Web này chỉ cung cấp một phía quan điểm về một vấn đề hay cả hai quan
điểm, hoặc ít nhất thừa nhận có nhiều cách nhìn khác nhau về một vấn đề?
3. Bạn có thể nhận ra bất cứ một thông tin sai lầm nào trên trang web này không?
4. Tác giả có cung cấp những nguồn hay những bằng chứng đáng tin về đề tài này không ?
5. Thông tin này có phải là mới nhất không?
6. Tác giả có thẩm quyền về đề tài này không?
7. Những trang web khác có cùng một kết luận với đề tài này không? Nếu không, những
trang webs đó có đưa ra những nhận định sâu sắc hay hữu ích nào không?
0 nhận xét:
Đăng nhận xét