1. Chọn Đề Tài Thích Hợp
Một đề tài thích hợp tùy thuộc những yếu tố mà bạn có như thời gian để viết bài khảo luận, độ dài của bài khảo luận, và những nguồn tài liệu có đủ cho bài khảo luận. Khi chọn đề tài, bạn cần xác định lãnh vực đề tài nghiên cứu, giới hạn đề tài và phát biểu đề tài dưới dạng câu hỏi hay giả thuyết.
a. Lãnh vực nghiên cứu
Đôi khi giáo sư hướng dẫn hay người cố vấn đưa ra một đề tài cụ thể, cũng có khi cung cấp một bảng liệt kê các đề tài để sinh viên có thể chọn, hoặc cho người viết tự do chọn đề tài trong lãnh vực nghiê n cứu với sự tham khảo của giáo sư cố vấn. Đối với những bài khảo luận của môn học hay bài khóa luận (giữa khóa hoặc cuối khóa), giáo
sư thường đưa ra đề tài cho sinh viên nghiên cứu. Riêng các bài luận văn hay luận án tốt nghiệp, các sinh viên tự chọn đề tài nhưng phải được sự đồng
ý của giáo sư cố vấn.
với bạn. Thậm chí cả những đề tài mà dường như đã được nhiều người thực hiện thành công thì vẫn còn cơ hội cho việc thực hiện bài khảo cứu. Khi quyết định chọn đề tài, bạn nên xem xét những yếu tố như khả năng và lợi thế của bạn về đề tài cũng như thời gian cho phép để hoàn thành bài viết.
b. Cơ sở chọn đề tài
Khi bạn tập trung vào một đề tài cụ thể nào đó, bạn phải lượng giá những tình huống theo những tiêu chuẩn sau: tầm quan trọng và lợi ích hay tính thực tiễn của đề tài, khả năng của bạn có thể nắm vư ng đề tài (đặc biệt những đề tài gây nhiều tranh luận), và nguồn tài liệu sẵn có. Chắc chắn bạn không bao giờ bắt tay thực hiện một đề tài mà không mang lại lợi ích, không thực tiễn, và không thể hoàn thành trong thời gian được cho phép.
Tầm quan trọng và ích lợi của đề tài
Lẽ đương nhiên bạn muốn tập trung thì giờ vào đề tài quan trọng và mang lại ích lợi cho độc giả của bạn. Tầm quan trọng và ích lợi có thể ít nhiều mang tính c hủ quan, đôi khi phụ thuộc vào giáo sư cố vấn. Một đề tài dường như tầm thường đối với nhiều người lại có thể có giá trị đối với những chuyên gia trong lĩnh vực nào đó. Giáo sư cố vấn của bạn cần xác nhận tầm quan trọng của đề tài, và bài viết của bạn phải thuyết phục độc giả về tầm quan trọng của nó.
Đề tài nằm trong khả năng của bạn và trong phạm vi của môn học Bạn cần biết lượng giá khả năng của bạn khi chọn một đề t ài. Một đề tài quá mới, có thể sẽ không có nhiều tài liệu để giúp bạn nghiên cứu. Một đề tài quá chuyên môn hay có tính cách kỹ
thuật sẽ đòi hỏi kiến thức mà bạn khó lòng đáp ứng được trong một thời gian được giao. Ví dụ nếu bạn không có kiến thức đủ về vi tính thì không nên chọn một đề tài giải thích cách vận hành của máy vi tính. Hay bạn sẽ không bao giờ chọn một đề tài về thống kê trừ khi bạn am hiểu về toán học hoặc bạn có thể cầu cứu một nhà thống kê.
Dĩ nhiên độc giả sẽ đánh giá khả năng của bạn qua cách giải quyết vấn đề mà bạn đưa ra. Một bài khảo luận xuất sắc không chỉ phụ thuộc vào nội dung mà còn ở phạm vi mà bạn có thể nắm vững. Cũng nên tránh những đề tài quá thông thường sẽ khiến người đọc không còn cảm thấy thích thú hoặc quan tâm. Ví dụ một bài khảo luận cố gắng nghiên cứu những ảnh hưởng của kem chống nắng đối với da dưới ảnh hưởng của tia
cực tím, có thể không còn là một đề tài hấp dẫn nữa trừ khi bạn có một khám phá đặc biệt về loại kem này. Cũng nên tránh những đề tài có thể gây ra quá nhiều tranh cãi. Đối với những đề tài như vậy, một bài khảo cứu ngắn không đem lại câu trả lời thỏa đáng. Tuy nhiên bạn cần lưu ý để lựa chọn một đề tài không những phù hợp khả năng của bạn mà còn phải nằm trong lãnh vực và phạm vi của môn học. Nếu bạn đang học thần học hay một lớp học về nhân văn, thì không thể chọn một đề tài về ngành điện, hay vi tính mặc dầu bạn có
chuyên môn và hiểu biết sâu về lãnh vực này hay có một đề tài tâm đắc về lãnh vực này. Lý do đơn giản là bài viết của bạn sẽ không được đánh giá một cách thỏa đáng vì nằm ngoài lãnh vực của môn học và thẩm quyền của giáo sư. Bạn nên nhớ rằng giáo sư cố vấn của bạn không phải là người thông thạo mọi lãnh vực để có thể hướng dẫn bạn bất cứ đề tài nào. Đề tài của bạn phải được giáo sư chấp thuận.
Có đủ tài liệu cho đề tài
Một đề tài đáng nên viết và nằm trong khả năng của bạn vẫn có thể không thích hợp nếu ngu ồn tài liệu hỗ trợ cho việc nghiên cứu không có sẵn. Việc chọn đề tài của bạn tùy thuộc vào tài liệu và sách vở liên hệ có sẵn. Bạn nên tránh những đề tài thiếu tư liệu hỗ trợ. Nếu bài khảo cứu của bạn bắt b uộc phải có một cuộc khảo sát chẳng hạn, thì bạn cần xem xét liệu bạn có thể thu thập những dữ liệu hay thông tin cần thiết trong thời gian được giao hay không.
Để quyết định chọn một đề tài, bạn cần trả lời ba câu hỏi :
(1) Bạn muốn tập trung vào chủ đề nào (main theme)? Chủ đề là một khái niệm hay một vấn đề (issue) được nêu ra.
Ví dụ:
- Vai trò của kinh Koran trong đời sống hàng ngày của người Hồi Giáo.
- Quan điểm của người Công giáo về vấn đề phá thai.
(2) Những câu hỏi nào bạn cần nêu ra về chủ
đề này?
Bạn cần đặt những câu hỏi để khai triển chủ đề. Những câu hỏi này sẽ là bước đầu để bạn có thể phác họa một dàn bài (outline).
Ví dụ 1:
- Kinh Koran xác định niềm tin và nếp sống của người Hồi giáo như thế nào?
- Kinh Koran được dùng như thế nào trong thờ phượng?
- Phần nào của kinh Koran được xem là quan trọng nhất của người Hồi giáo?
Ví dụ 2:
- Nền tảng thần ho c của người Công Giáo về vấn đề phá thai là gì?
- Giáo hội Công giáo có thái độ nào khi có một giáo dân phá thai?
- Nhóm người nào hay thành phần nào trong giáo hội Công giáo vận động để binh vực hay chống đối việc phá thai?
(3) Tài liệu nào giúp bạn trả lời những câu hỏi này? Bạn cần ghi ra những tài liệu cũng như cách thu thập tài liệu (phỏng vấn, khảo sát hiện trường, thực hiện cuộc thăm dò, khảo cứu tại thư viện v.v...).
c. Giới hạn đề tài
Sau khi đã chọn đề tài và tập hợp những thông tin cần thiết, bạn phải giới hạn đề tài bạn đã chọn để có thể phát triển đề tài một cách thích hợp. Một đề tài được giới hạn là một đề tài trong một phạm vi mà bạn có thể xử lý được . Biết cách giới hạn đề tài sẽ giúp bạn tiến hành bài khảo luận một cách thành công. Những đề tài quá rộng, quá hẹp, hay mang tính chuyên sâu đều sẽ ngăn trở bạn trong việc tìm kiếm nguồn tài liệu thích hợp. Một đề tài quá rộng sẽ khiến bạn viết quá số trang và thời gian quy định, không có đủ nguồn tài liệu hỗ trợ và sẽ dẫn đến việc giải quyết vấn đề một cách nông cạn. Nếu bạn chọn đề tài quá rộng, người đọc sẽ không biết bạn dẫn họ đến đâu. Với một đề tài quá rộng, bạn chỉ có thể viết khái quát, không thể mô tả một cách đầy đủ. Một bài viết sâu sắc và chi tiết sẽ
hấp dẫn độc giả hơn là những bài viết dùng những từ ngữ một cách khái quát. Một đề tài quá hẹp sẽ dẫn đến việc giải quyết không thỏa đáng, và giới hạn khả năng của bạn trong việc đạt đến một thành quả có giá trị.
Trong vấn đề bạn đang nghiên cứu, bạn cần tập trung vào một điểm nào đó và khai triển chung quanh điểm đó. Đề tài của bạn có thể quá rộng nếu bạn chỉ phát biểu trong một vài từ, chẳng hạn: “Lịch Sử Hàng Không”, “Giáo Lý Tiền Định”, hay “Thần Học Karl Barth”. Những đề tài như thế bạn nên giới hạn.
Sau đây là những ví dụ về cách giới hạn đề tài:
Những cuộc thi điền kinh của Olympic ……. Những cuộc thi điền kinh mùa Hè…. Những sự
kiện nổi bật trong những cuộc thi điền kinh mùa Hè của Olympic….. Những trận đấu cờ nổi
tiếng của Olympic mùa Hè tại Barcelona Spain. Lịch sử hàng không…..Lịchsử ngành hàng không dân dụng….. Sự góp phần của quân sự trong việc phát triển ngành hàng không dân dụng…. Sự đóng góp của quân sự trong việc phát triển DC-3 trong những năm đầu của ngành hàng không dân dụng.
Lịch sử Hội Thánh Việt Na m…..Lịch sử Hội Thánh Việt Nam sau năm 1975….. Sự phát triển củ a Hội Thánh tư gia sau năm 1975.
2. Đặt Vấn Đề Bàn Thảo
Trong giai đoạn sơ khởi, bạn có thể đặt vấn đề dưới dạng (1) một câu hỏi hay (2) một giả thiết. Nên nhớ những vấn đề bạn nêu lên không hẳn là tựa đề (title) của bài khảo luận của bạn.
a. Đặt vấn đề dưới dạng một câu hỏi
Ví dụ:
- Những ảnh hưởng tâm lý nào có thể có trong phương pháp giảng dạy trên máy vi tính?
- Chiến tranh Việt Nam đã ảnh hưởng thế nào đến cái nhìn của người Mỹ về chính họ?
- Có thể có một nền thần học Việt Nam không ?
Bài khảo luận của bạn sẽ trả lời cho những câu hỏi mà bạn đã nêu ra. Trong khi thu thập thông tin, có thể bạn sẽ nhận ra rằng bạn đã đưa ra một câu hỏi sai, hoặc bạn thấy nên đặt một vấn đề khác. Nếu vậy, bạn sẽ sửa câu hỏi lại. Ví dụ, câu hỏi (đề tài): “Những ảnh hưởng tâm lý nào có thể có trong phương pháp giảng dạy trên máy vi tính?” có thể được giới hạn lại, tập trung vào việc giảng dạy ngoại ngữ Anh Văn trên máy vi tính chẳng hạn.
b. Đặt vấn đề dưới dạng một giả thuyết
Ví dụ:
- Hiện tượng nóng dần của trái đất .
- Chiến tranh Việt Nam đã ảnh hưởng trên cái nhìn của người Mỹ về chính họ.
Trong tiến trình khảo cứu, bạn sẽ kiểm tra lại giả thiết. Dựa vào những sự kiện và ý tưởng b ạn tìm thấy để điều chỉnh lại giả thiết nhiều lần. Câu trả lời của bạn cho câu hỏi hoặc câu giả thiết của bạn sau khi được điều chỉnh sẽ trở thành câu luận đề (thesis statement) hay ý tưởng chủ đạo (controlling idea) cho t oàn bài viết của bạn. Nếu bạn được tự do chọn đề tài để viết, bạn có
thể bị bối rối vì có quá nhiều đề tài để lựa chọn. Chọn đề tài là bước đầu rất quan trọng trong tiến trình khảo cứu, trong tiến trình đó, bạn đi từ sở thích đến đề tài, từ đề tài rộng đến đề tài được giới hạn, từ đề tài được giới hạn đến những vấn đề được nêu lên, từ vấn đề được nêu lên đến ý nghĩa của vấn đề đó.
Tóm lại, khi chọn một đề tài, bạn cần tự hỏi: Những vấn đề nào tôi muốn trả lời? Bằng phương pháp nào tôi sẽ trả lời những vấn đề này hoặc đạt được mục đích? Bài luận văn này đem lại những lợi ích nào? Bạn nên chọn đề tài nằm trong lãnh vực của mo n học, một đề tài mà bạn thích thú, muốn tìm hiểu, và có đủ thì giờ cũng như khả năng để tìm hiểu.
c. Triển khai vấn đề được nêu lên
Ví dụ:
Đề tài: Bệnh Alzheimer
Đây là đề tài quá rộng, để triển khai vấn đề, bạn có thể đặt câu hỏi rồi tìm cách trả lời, chẳng
hạn, Tôi phải làm gì để tìm hiểu được bệ nh này? Những câu trả lời sẽ giúp bạn giới hạn vấn đề và đồng thời triển khai vấn đề. Câu trả lời có thể là: Để hiểu được bệnh Alzheimer , tôi cần tìm hiểu:
- Triệu chứng của căn bệnh về mặt thể lý và tâm thần .
- Nguyên nhân và cách điều trị .
- Sự hỗ trợ của gia đình b ệnh nhân có ảnh hưởng gì trên người bệnh.
- Cách chăm sóc bệnh nhân Alzheimer.
- Làm thế nào những thiếu niên có thể đối diện với người thân trong gia đình bị bệnh Alzheimer?
Sau đó bạn có thể chọn một đề tài thích hợp cho bạn như: Làm thế nào những thiếu niên có thể đối diện với người thân trong gia đình bị bệnh Alzheimer? Sau khi đã chọn đề tài, bạn phải dùng lý luận và trí tưởng tượng để xác định bài khảo luận của bạn nên có những tiểu đề nào. Trước tiên bạn hãy làm một danh sác h những tiểu đề liên hệ.
Ví dụ:
Đề tài : Thiếu niên và bệnh nhân Alzheimer
Những tiểu đề có thể là:
- Những triệu chứng của căn bệnh Alzheimer
- Tiến triển của bệnh Alzheimer
- H ành vi của b ệnh nhân Alzheimer
- Những cảm xúc của người b ệnh
- Sự chăm sóc của gia đình người bệnh
- Những nan đề của người chăm sóc
Sau khi đã thu hẹp chủ đề và liệt kê những tiểu đề, bạn đã có thể viết thử một câu luận đề cho đề tài trên , chẳng hạn: Thiếu niên cần được chuẩn bị về mặt tâm lý và những hiểu biết về bệnh Alzheimer để có thể vượt qua những khó khăn trong khi chăm sóc cho những người thân trong gia đình mắc bệnh này.
3 . Viết Câu Luận Đề
a. Định nghĩa câu luận đề
Trong bài viết, câu luận đề (thesis statement) chứa đựng một tư tưởng chủ đạo (controlling i dea). Câu luận đề là câu trả lời cho vấn đề được nêu ra khi bạn bắt đầu khảo cứu, hay câu phát biểu một giả thiết về vấn đề đó. Luận đề được phát biểu trong một vài câu sẽ là ý tưởng chủ đạo mà toàn bài khảo luận sẽ xoay quanh. Cũng như câu đề tài, câu luận đề chứa đựng những từ ngữ diễn đạt thái độ, ý kiến, hay một ý tưởng về một đề tài. Vì câu luận đề diễn đ ạt tư tưởng chủ đạo cho toàn bài viết, cho nên:
• Câu luận đề sẽ giúp bạn k iểm soát được những ý tưởng của bạn trong bài viết, giúp bạn không đi lạc đề.
• Câu luận đề giúp bạn s ắp xếp và triển khai luận cứ của bạn dựa trên ý tưởng chủ đạo.
• Câu luận đề sẽ hướng độc giả của bạn đến những luận cứ mà bạn lần lượt đưa ra.
Giới hạn đề tài và làm rõ mục đích của bạn là những bước đầu quan trọng trước khi viết câu luận đề. Câu luận đề bao quát tất cả những điều bạn dự định viết và trình bày cho độc giả của bạn về một vấn đề nào đó. Phần thân bài sẽ hỗ trợ cho câu
luận đề. Nói chung câu luận đề của bạn sẽ là câu trả lời cho những vấn đề mà bài khảo luận của bạn nhắm đến.
b. Đặc điểm câu luận đề
Câu luận đề có những đặc điểm sau đây:
(1) Câu luận đề phải được diễn tả trong một câu
hoàn chỉnh, diễn tả trọn một ý tưởng.
Ví dụ: Trường Cao Đẳng tôi đang học là môi trường tốt để hoàn tất việc học vấn.
Bạn không nên viết câu luận đề bằng một câu hỏi: Tại sao Trường Cao Đẳng tôi đang học là môi trường tốt để hoàn tất việc học vấn?
Không phải câu luận đề: Nỗi sợ bóng tối của tôi.
Câu luận đề: Nỗi sợ bóng tối làm cho đời sống tôi khốn khổ.
(2) Câu luận đề không chỉ thông báo một đề tài sẽ được bàn đến hay phát biểu sự kiện đơn thuần. Câu luận đề lên một ý kiến, thái độ, hay một ý tưởng. Đó là một ý kiến mà độc giả có thể đồng ý hay không đồng ý.
Không phải câu luận đề: Thuốc lá rất mắc tiền .
Câu luận đề: Bởi vì thuốc lá gây ra bệnh tật, ô nhiễm không khí, và làm phiền những người không thích hút thuốc lá, nên nó cần được nghiêm cấm ở những nơi công cộng .
Không phải câu luận đề: Người viết sẽ bàn đến ảnh hưởng của chất phóng xạ.
Câu luận đề: Những ảnh hưởng của chất phóng xạ thường không tiên liệu được.
Câu luận đề: Khoa học làm vững chắc niềm tin Cơ Đốc.
Câu luận đề: Khoa học làm lung lay niềm tin Cơ Đốc.
(3) Câu luận đề bày tỏ một quan điểm. Câu luận đề không phải nói lên một sự thật hiển nhiên
nhưng là một câu tuyên bố mà người khác có thể không đồng tình nên cần phải giải thích
hay minh chứng. Không phải câu luận đề: Sản phẩm từ sữa bò.
Câu luận đề: Sản phẩm từ sữa bò không phải lúc nào cũng thích hợp cho sức khỏ e của con người.
(4) Câu luận đề diễn tả một ý tưởng hướng về một chủ đề. Nếu câu luận đề chứa đựng hai hoặc ba ý tưởng thì bài viết sẽ rời rạc, mông lung.
Ví dụ: Học đại học tại thành phố Hồ Chí Minh thì rất vui và to i nhận thấy rằng sống tại ngoại ô
của thành phố lớn là cách tốt nhất trong những năm học đại học.
Câu luận đề có thể sửa lại như sau: Đến thành phố Hồ Chí Minh để học đại học thì rất thú
vị.
(5) Câu luận đề giới hạn ý tưởng của người viết trong một phạm vi thích hợp.
Ví dụ: “Mức thuế tại thủ đô Hà Nội là quá cao so với thu nhập của người dân” là một câu luận đề giới hạn hơn là “Mức thuế cao trong nước là một gánh nặng cho người dân”.
(6) Câu luận đề của bạn phải bao gồm những điểm được triển khai trong bài viết.
Trong câu luận đề bạn đừng đề cập đến những điểm mà trong bài viết bạn không nói tới.
Chẳng hạn câu luận đề: “Mặc dầu phương tiện truyền thông điện tử có nhiều lợi điểm nhưng không thể hoàn toàn thay thế được sách vở”, đề cập đến hai điểm chính mà bài khảo luận sẽ khai triển, đó là những thuận lợi và bất lợi của tài liệu điện tử.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét