728x90 AdSpace

21/1/14

Chương 3. Soạn thư mục và trích dẫn tư liệu


1.   Soạn Thư Mục 
a.  Thư mục
Thư  mục là một bảng liệt kê có hệ thống tổng hợp các tài liệu tham khảo   thích hợp cho bài khảo luận  của  bạn.  Để  soạn  thư  mục,  bạn  phải  biết cách tìm các tài liệu đã được in ấn trong thư viện, tại  các  cơ  quan  liên  hệ,  cũng  như  trên  mạng internet.  

Khi  bắt  đầu  công  việc  nghiên  cứu,  bạn  cần soạn  ra  một  thư  mục  nghiên  cứu  (working bibliography) liệt kê các nguồn mà bạn dự định sử dụng.  Thư mục này khác với bảng liệt kê tài liệu được  trích  dẫn (list of work cited)  ở  chỗ  thư  mục này  gồm  tất  cả  mọi  tài  liệu  liên  quan,  dầu  bạn không  trích  dẫn,  trong  khi  bảng  liệt  kê tài  liệu được trích dẫn chỉ bao gồm những nguồn thông tin mà  bạn  thực  sự  trích  dẫn  cho  bài  nghiên  cứu  mà
thôi.

Cần  lưu  ý  là  thư  mục  cuối  cùng  của  bạn  (sau khi  đã  hoàn  tất)  chỉ  liệt  kê  những  sách  đã  được trích  dẫn  trong  bài  viết  của  bạn  mà  thôi.  Những sách dầu có liên quan nhưng bạn không trích dẫn thì không ghi vào thư mục. 

Ngoài ra còn có thư mục chú thích (annotated bibliography)  mà  giáo  sư  cố  vấn  có  thể  yêu  cầu bạn  thực  hiện.   Thư  mục  chú  thích  cũng  liệt  kê giống  như  thư  mục  bình  thường  nhưng  có  thêm phần chú thích khoảng năm dòng về nội dung tác phẩm.  Những chú thích này giúp  giáo sư đánh giá tiến trình khảo cứu của sinh viên. 

Các sách nghiên cứu thường có thư mục trong phần cuối sách được tác giả đưa vào để người đọc có thể nghiên cứu thêm. Bạn có thể dùng  những thư  mục  này  để  soạn  thư  mục  cho  bài  khảo  luận của bạn.  Nếu những sách không có thư mục phía sau,  bạn  có  thể  dùng  phần  ghi  chú  cuối  trang (footnotes) của tác giả để có thể thêm vào thư mục của  bạn.    Những  tài  liệu  tham khảo  được  tác  giả đề cập đến  rất ích lợi cho việc phát triển thư mục của  bạn.   

Ngoài  ra,  bạn  cũng  có  thể  tham  khảo  cuốn Bibliographic  Index:  A  Cumula tive  Bibliography of  Bibliographies  hoặc  quyển  A  World Bibliography  of  Bibliographies   của  Theodore Besterman  để  xem  có  sẵn  thư  mục  về  đề  tài  của bạn không.  Nếu có, bạn tìm những tài liệu  được liệt kê trong thư mục đó để soạn thư mục cho bạn.  Bạn có thể thu thập những tài liệu này qua những thẻ thư mục của thư viện.   

b.  Cách viết thư mục trong một bài khảo luận  
Cách viết tên tác giả
Trong  thư  mục,  tên  tác  giả bằng  tiếng  Anh Pháp,  Đức,  v. v ...  được  viết  theo  thứ  tự:  họ  (last name),  tên  (first  name),  tên  lót  viết  tắt  (middle name initial).  

Ví dụ: 
Macquarrie, John.  Principles of Christian 
      Theology.   2nd ed.   New York: Scribner’s Sons, 1977.

Skilkin, Marjorie E.  Words into Type.
      Englewood Cliffs, NJ: Prentice-Hall, 1974.

Sorenson, Sharon.  How to Write Research
      Papers.  New York, NY: Simon and Schuster Macmillan Co., 1995.

Tên  tác  giả  bằng  tiếng  Việt  có  thể  viết  theo thứ  tự  như  tên  tiếng  Anh  ở  trên  (họ,  tên,  tên   lót viết tắt) hoặc viết theo kiểu tiếng Việt theo thứ tự: họ, tên lót, tên.  Nhiều người ưa chuộng cách viết theo tên tiếng Việt hơn.  Tuy nhiên, khi chọn cách viết  nào  bạn  phải  giữ  cách  viết đó  thống  nhất trong toàn bài viết của bạn .  

Ví dụ: 
Lê, Thái V.  Bốn Mươi Sáu Năm Chức Vụ.
      Saigon: Phòng   Sách Tin Lành, 1972.
hoặc:
Lê Văn Thái.   Bốn Mươi Sáu Năm Chức Vụ. 
      Saigon: Phòng Sách Tin Lành, 1972.

Cách viết tựa cuốn sách hoặc tạp chí
Tựa cuốn sách hoặc tên tạp chí, nhật báo hoặc in  nghiêng  (italic)  hoặc  gạch  dưới   (cách  này  ít dùng).  Bạn nên sử dụng cách in nghiêng  và thống nhất trong toàn bài viết.   

Tựa cuốn sách hoặc tên tạp chí phải được viết hoa những chữ đầu  (trừ những giới từ ngắn như  in, of, and, from, v.v.. .   

Ví dụ: 
Baldwin, Joyce .    The Message of Genesis 12- 50.  The Bible Speaks Today Series.
      Downers Grove, Ill.: InterVarsity Press, 1988. 

Nguyễn, Chương. “Hấp Dẫn Của Tri Thức.”  
      Tuổi Trẻ.  23,  Tháng Hai, 2002: 34 -62.

Trường hợp một tác giả
Họ, Tên Tên lót nếu có.  Tựa Sách.  Nơi Xuất Bản: Nhà Xuất Bản, Năm Xuất Bản.
  Ví dụ: 
Dyrness, William.  Themes in Old Testament  Theology.
      Downers Grove, IL: InterVasity Press, 1979. 

Trường hợp hai tác giả
Họ, Tên (người thứ nhất), Tên Họ  (người thứ hai).  Tên  Sách.  Nơi  Xuất  Bản:  Nhà  Xuất  Bản,
Năm Xuất Bản. 

Ví dụ:
Miller, Donald E. and Barry J. Seltser, Writing and  Research in Religious Studies.
      Englewood Cliffs, NJ: Prentice Hall, 1992. 

Tôn  Thất Sam và Lộc Tiến.  Lửa Trại và Kỹ Năng Dẫn Chương Trình.
      Gia Định: Nhà Xuất Bản Trẻ, 2000.

Trường  hợp ba tác giả trở lên
Họ, Tên (người thứ nhất) et al. Tên Sách. Nơi Xuất Bản: Nhà Xuất Bản, Năm Xuất Bản. 

Ví dụ: 
Booth, Wayne C. et al.  The Craft of Research.
      Chicago and London: The University of Chicago Press, 1995. 

Trần Thời et al.  Du Khảo.  Gia Định: Nhà Xuất Bản   Trẻ, 1999. 

Cách viết thư mục cho một bài báo
Họ, Tên. “Tên bài báo” [trong ngoặc kép].  Tên Tạp Chí [in   nghiêng  hoặc  gạch  dưới],  Ngày,
Tháng, Năm: số trang .  

 Ví dụ : 
Nguyễn  Chương. “Hấp Dẫn Của Tri Thức.”  Tuổi
      Trẻ.  23, Tháng Hai, 2002: 34 -62.

Chương trình trên  TV hay ra-đi-ô
Tên  chương  trình,  tên  người  phụ  trách,  đài,  địa điểm, ngày tháng ,  v.v...

Ví dụ:
Nightly News. Writ. Lloyd Winnecke. PBS.
      WKOP,   Bloomdale II   Sept, 1995

Những ấn phẩm của chính phủ
Tên  cơ  quan,  tên  văn  phòng  phát  hành,  tên  ấn phẩm , v.v...

Ví dụ:
United States Department of Commerce. Bureau of the Census.
      Neighborhood Statistics from the 1980 Census. N.p.:   n.p., n.d. 

 Ghi  chú: Chữ viết tắt n.p. có nghĩa là “không có tên nhà xuất bản” hay “không có phổ biến” và
n.d. có nghĩa là “không có ngày”. Chữ ghi tắt n.p chỉ những trang không có đánh số.

Dữ liệu truy cập từ Internet
Thông  tin  truy  cập  càng  hoàn  chỉnh  càng  tốt.  Nên ghi rõ xuất xứ,  như tựa bài viết, tên tác giả, nguồn truy cập, ngày truy cập, v.v... 

Ví dụ: 
“Acquired Immunodeficiency Syndrome.”  Bethesda, MD: National Library of Medicine.  MESH Vocabulary File. Online.  (I dentifier  no. D000163, 49 lines), 1990.  Truy cập ngày
      26/10/1993.

Angier, Natalie.   “Chemists Learn Why Vegetables Are Good for You.”   New York Times,  April 13, 1993: late ed., C1.  New York Times On Line.  Online.  Nexis. Truy cập ngày  10/2/1994.

Lindsay, Robert K.   “Electronic Journals of  Proposed Research.”  EJournal 1
      (1): no pp. 199.  Online.   Internet.    Accessed June 15, 1995.

  Giáo trình hay bài giảng
Tên  Tác  Giả,  Tên  Giáo  Trình  (trong  ngoặc  kép), Địa Điểm, ngày tháng,  v.v...

Ví dụ: 
Van Engen, Charles E.  “Issues in Mission Theology,”  MT195, lecture notes. 
      Pasadena, CA: Fuller  Theological Seminary, School of  World Mission, 1996.

Luận án  
Tên Tác Giả,  Tựa  Luận  Án (trong ngoặc kép),  luận án Học Vị, Tên Trường, năm. 

Ví dụ: 
Kraft, Marguerit e.  “Reaching Out for Spiritual Power: A Study in the
      Dynamics of Felt  Needs and Spiritual Power.”  Ph.D. dissertation, Fuller
      Theological Seminary, 1990.

c.  Lưu ý về cách ghi thư mục 

•  Thư  mục  được  liệt  kê  theo  thứ  tự   ABC theo họ (last name) tác giả.   

•  Trường  hợp  một  tác  giả  có  nhiều  sách trong  thư  mục  thì các  sách  được  liệt  kê
    theo thứ tự năm xuất bản.   

•  Cách  ghi  thư  mục  (bibliography)  khác với cách ghi chú cuối   trang (footnotes) và
   c uối   bài (endnotes).  Bạn cần tham khảo thêm  cuốn  A  Manual  for  Writers  của
   Kate L. Turabian để nắm vững cách ghi chú  dưới  trang  và  cách  ghi  thư  mục  cho
   nhiều loại tài liệu tham khảo khác nhau.   

•  Các  tác  giả  có  thể  có  cách  ghi thư  mục khác  nhau  ít  nhiều  nhưng  điều  quan
   trọng  là  bạn  cần  thống  nhất  cách  ghi trong bài khảo luận của bạn. 

•  Thư  mục  được  để  ở  phần  cuối  của  bài khảo luận. 

•  Trong mỗi danh mục (entry) được liệt kê, dòng thứ 2 trở đi phải thụt vào (indent)
   so với dòng thứ nhất.

•  Lề  bên  phải  của  thư  mục  được  thả  lỏng (không justify).
     
   Sau đây là cách ghi thư mục mẫu.  


THƯ MỤC

    Boff, Leonardo.   Church, Charism and Power:  Liberation Theology and
the Institutional Church.  Trans. John W. Diercksmeier.  New York:
Crossroad Publishing, 1985.

Biernatzki, William E.  “Symbol and Root Paradigm: The  Locus of Effective Inculturation.”
      In  Effective  Inculturation and Ethnic Identity.   Eds. Maria De La Cruz Aymes et al.
Rome: Centre  “Cultures and   Religions,” Pontifical Gregorian University, 1987.

Chu  Xuân Dien, Lê Que Chi.   Tuyen Tap Truyen Co Tich Viet Nam.   [A collection of  
Vietnamese legends].  Hanoi: Dai Hoc va Trung Hoc Chuyen Nghiep, 1987.

    Cobbs , John, Jr.  “Buddhism and Chri stianity  as Complementary.”   In Christianity
and the Religions of   the East: Models for a Dynamic Relationship.   Ed. Richard
W. Rousseau.  Scranton, Pa: Ridge Row Press, 1982. 

Coe , Shoki .  “Contextual i zation as the Way Toward Reform.” In  Asian Christian Theology:
        Emerging Themes.  Ed.  Douglas J. Elwood.  Philadelphia: Westminster  Press, 1980. 

    Dang Tran Con.   Chinh Phu Ngam Khuc. [Complaints of a warrior’s wife].  Ed.
Dang Van Luong.  Hanoi: Dai Hoc, 1987. 

    Gordon, Wenham.  Genesis 1-15.  WBC series.  Dallas: Word Books, 1987. 

    Baldwin, Joyce.    The Message of Genesis 12-  50. The Bible Speaks Today Series  
Downers Grove, Ill.: InterVarsity Press, 1988.

    Le Ho ang Phu.  “A Short History of the Evangelical Church  o f Vietnam
(1911 -1965). ”  Ph.D. diss., New York University, 1972. 

    Macquarrie, John.  Principles of Christian 
Theology.  2nd ed.  New York: Scribner’s Sons, 1977.

    Moltmann, Jurgen.  Theology of Hope: On the  Ground and the Implications of a Christian
Eschatology.  Trans. J. W. Leitch. New York: Harper & Row , 1967.

    Netto, Benoni Silva.  “Emerging New Approach to Doing Theology.” 
Morikawa Vision [Newsletter], Autumn 1993.

    Packer, James I.  “The Gospel: Its Content and  Communication: A Theological
Perspective.”  In Gospel and Culture.  Eds. John Stott and Rob ert Coote. 
Pasadena, Calif.: William Carey Library, 1979. 

    Vietnam Statistical Yearbook, 1971.  Saigon:
National Institute of Statistics, 1972.  

    Wong, Alan S.  “Indigenization: Liberation of the Chinese   American Churches.”  
The Theologies of Asian American s and Pacific Peoples: A Reader.   Comp. 
Roy Sano.  Berkeley: Asian Center for Theology and Strategies, Pacific
School of  Religion, 1976. 

2.    Cách Trích Dẫn Tư Liệu
Bạn cần biết cách dùng tư liệu của người khác để hỗ trợ cho bài khảo lua n của mình.  Trích dẫn các  nguồn  thông  tin  từ  các  tác  giả  khác  là  phần quan  trọng  trong  một  bài  khảo  luận.  Tuy  nhiên phần  lớn  bạn  nên  trích  dẫn  gián  tiếp  (indirect quotation)  thay  vì  trực  tiếp  (direct  quotation),  và chỉ trích dẫn trực tiếp khi nào câu trích dẫn thật thích  hợp,  diễn  tả  một  ý  tưởng  đặc  biệt  và  hữu hiệu cho bài viết của bạn.   

Bạn  không  nên  trích  dẫn  trực  tiếp  hơn  10 phần trăm bài viết của bạn, nhưng nên diễn tả ý tưởng của n gười khác bằng lời riêng của bạn.  Nếu không  biết  dùng hoặc  khai  thác  những  thông  tin đã được công nhận và có giá trị,  bạn   đang bỏ qua phần  lớn  các  quan  điểm  và các  ý  kiến  của  các chuyên gia để làm giàu cho bài viết của  bạn .  

Bạn có thể chọn hình thức trích dẫn trực tiếp (direct  quotation),  tóm  lược  (summary),  hoặc diễn ý  (paraphrase) để ghi nhận nguồn thông tin.  Dầu trích dẫn dưới bất cứ hình thức nào bạn cũng phải ghi đầy đủ thông ti n về xuất xứ của nguồn tư liệu để ghi  chú  thích  ở  cuối  trang  (footnotes) hay  chú thích ở cuối bài (endnotes) trong bài viết.  

 a.  Trích dẫn trực tiếp
Trích dẫn trực tiếp là  trích dẫn  chính xác một phần trong bản  văn gốc. Loa i trích dẫn này chứa đựng  một  hay  nhiều  từ,  nhóm  từ,  mệnh  đề,  hay câu  hoàn  chỉnh,  hay  phân  đoạn.  Bạn  nên  dùng trích  dẫn  trực  tiếp  khi  bạn  muốn  có  một  tài  liệu chính xác như tác giả viết.  

Ví dụ: 
Paul  Elite,  giáo  sư  trường  Đại  Học  Trinity Evangelical  Divinity  School  phát  biểu  rằng:  “Một lý do khiến tội lỗi và sự đau khổ phát triển là hậu quả của việc người ta xem tội lỗi như một cây kem ngọt thay vì một con rắn độc.”1

b.  Tóm lược 
Viết tóm lược hay tóm tắt là một kỹ năng rất cần  thiết  giúp  bạn  nghiên  cứu  và  hoàn  thành nhiều bài tập viết. Đối với các lớp  bậc   đại học và sau  đại  học,  các  bạn  thường  được  yêu  cầu  đọc nhiều  sách.  Việc  tìm  ra  ý  chính  và  viết  những  ý đó  xuống  sẽ  giúp  cho  việc  học  của  bạn  hiệu  quả. Đôi khi các giáo sư cũng sẽ yêu cầu bạn viết tường thuật  lại  những  gì  bạn  đọc  được  trong  bài  khảo cứu  của  bạn  hay  những  bài  tập  như  điểm  sách (book  report).   Vì  vậy  bạn  cần  nắm  bắt  được phương pháp viết tóm tắt.

Tóm lược là diễn đạt lại bản văn  gốc bằng từ ngữ  của bạn một  cách  ngắn  gọn.    Bạn  cần  nhắc đến tác giả, tựa đề của bản văn gốc nếu có, và một câu ý chính.   Điều này  đòi hỏi bạn phải lĩnh hội được thông tin khi đọc và đưa chúng vào  bài viết của bạn một cách tự nhiên.  

Tóm lược có những đặc điểm: 

•  Đó  là  một  đoạn  văn  ngắn  hơn  đoạn  văn của tác giả.

•  Đoạn  văn  này  chỉ  bao  gồm  những  thông tin quan trọng.  

•  Chiều dài của đoạn văn này tùy thuộc vào số lượng thông tin từ bản văn gốc 

•  Đoạn  văn  này  được  viết  lại  bằng  từ  ngữ của  bạn,  không  giống  cách  dùng  từ  của
   bản văn gốc. 

•  Đoạn văn này chỉ  bao gồm những ý tưởng của bản văn gốc không có ý kiến hay cách
   giải quyết vấn đề nào của bạn thêm vào.
  
Phương pháp tốt nhất là cố gắng viết tóm lược mà  không  nhìn  vào  nguồn  tài  liệu.  Sau  khi  viết xong,  bạn  nên đọc  lại  bản   văn   gốc  để  đối  chiếu, kiểm tra độ chính xác các ý tưởng.  Bất cẩn trong việc tóm lược có thể dẫn bạn đến việc cố  tình ăn cắp ý văn của người khác.  Nếu phát hiện ra rằng bạn  đã  sử  dụng hai  từ  trở  lên  giốn g  như  trong nguồn tài liệu gốc (ngoại trừ những mạo từ và giới từ), bạn nên đặt dấu trích dẫn.  
  
Để có thể viết tóm lược, bạn cần:
•  Đọc bản văn gốc nhiều lần  để nắm bắt ý của tác giả. 
•  Hiểu bản văn gốc thấu đáo .
•  Nhận  ra ý chính của bài viết đó.

Ví dụ: 
Đoạn trong  nguyên văn:
Người sáng lập và đồng thời là nhà lãnh đạo hàng đầu  cổ  xúy  cho  quan  điểm  Thần  Học  Tự  Trọng  là Robert  Schuller.    Ông  là  M ục  Sư  chủ  tọa  và  là người  có  công   xây  dựng  Nhà  Thờ  Kiếng  (the Crystal  Cathedral)  tại  Garden  Grove,  California, một  “đại  giáo  đường” của  Giáo  Hội  Cải  Cách  (the Reformed  Church)  tại  Hoa  Kỳ.    Mục  Sư  Robert Schuller  cũng là  người  chủ  xướng  chương  trình “Giờ  Quyền  Năn g”,  một  chương  trình  truyền hình tôn giáo  được  phát  đi  rộng  rãi  và  có  đông  đảo người xem nhất tại Bắc Mỹ. 

Đoạn văn được tóm lược lại: 
Mục Sư Robert Schuller là người tiên phong trong phong  trào  Thần  Học  Tự  Trọng.  Ông  được  nhiề u người  biết  đến  qua  đại  giáo  đường  Crystal Cathedral và chương trình truyền hình “Giờ Quyền Năng”.1 [Bạn cần ghi footnotes].

c.  Diễn ý
Diễn  đạt  những  ý  tưởng  của  tác  giả  bằng  số lượng từ tương đương như trong bản văn gốc được gọi là diễn ý (paraphrase).  Trong lúc viết diễn ý, bạn nên tránh sử dụng lại từ ngữ của tác giả, bạn có thể đổi từ vựng, nhóm từ và cấu trúc câu so với đoạn văn gốc.  

Ví dụ: 
  Đoạn văn gốc viết: 
George  Washington  Carver  là  một  nhà  giáo  tận tụy.   Hơn  nữa  ông  nỗi  tiếng  như  là  một  nghệ  sĩ, nhạc sĩ và một nhà nghiên cứu thiên tài, người đã có nhiều đóng góp giá trị cho dân tộc và đất nước của mình.  

  Đoạn văn có thể diễn ý lại như sau:  
Không  những  là  một  nhà  giáo  tâm  huyết,  George Washington  Carver  còn  xuất  sắc  trong  lãnh  vực nghệ  thuật,  âm  nhạc  và  đặc  biệt  trong  lãnh  vực nghiên  cứu,  ông  đã  có  nhiều  cống  hiến  có  giá  trị cho dân tộc của mình.1 [Bạn cần ghi footnotes] .


3.   Hình Thức Trích Dẫn
a.  Giới thiệu nguồn tư liệu 
Khi bạn trích dẫn xuất xứ  thông tin, bạn cần nêu rõ: 
-   Nguồn  tư  liệu &n bsp; (tác  phẩm,  phỏng  vấn, thăm dò, v.v.. .) 
-   Tên của tác giả.
-   Thành tích của tác giả.  

Ví dụ: 
-   Trong  vở  Shakespeare,  nhà  bình  luận văn học Kenneth Muir tuyên bố rằng … 
-   Trong  trang  đầu  của  tờ  báo  The  New York  Times  ngày  15/03/1999,  nhà  hoạt động 
     nổi   tiếng  Ralph  Nader  phát  biểu rằng … 
-   Chứng  thực  trước  Quốc  hội  trong  năm 1985, luật sư nổi danh F. Lee Bailey quả
     quyết rằng…

b .  Dùng dấu chấm lửng
Nếu bạn không trích dẫn một câu hoàn chỉnh, bạn  có  thể  sử  dụng  những  dấu  chấm  lửng  cho những từ, một nhóm từ hay những câu lược bỏ để cho  người  đọc thấy  bạn   đã  bỏ  một  phần  đoạn trích.

Ví dụ: 
Trích dẫn toàn phần: 
John Baille nhận định trong cuốn  The  Idea  of Revelation in Recent Thought rằng:

Người  ta  có  thể  biết  về  Thượng  Đế  như  là  Đấng Cứu  Thế  qua kinh  nghiệm  cá nhân  với  Ngài. Điều có  giá  trị  và  ý  nghĩa  hơn  những  lời  thành  văn trong  Kinh  Thánh,  hơn  cả  sự  chứng  minh  bằng hành  động  yêu  thương  trong  quá  khứ  của  Thượng Đế,  là  sự  hiện diện  của  chính  Thượng  Đế.  Thượng Đế  mặc  khải  tình  yêu  cứu  rỗi  của  Ngài  bằng  cách yêu  thương  chúng  ta.  Tội  nhân  biết  được  Thượng Đế  cứu  mình  khi  có  được  trực  kiến  giữa  trời  và người.  Kinh  Thánh  là  lời  chứng  của  con  người  về kinh  nghiệm  trực  kiến  giữa  hai  hữu  thể  trời  và người này.1
    
Trích dẫn một phần  (sử dụng ba chấm lửng): 
John Baille nhận định trong cuốn  The  Idea  of Revelation in Recent Thought rằng:

Điều có giá trị và ý nghĩa hơn những lời thành văn trong  Kinh  Thánh,  hơn  ca   sự   chứng  minh  bằng hành  động  yêu  thương  trong  quá  khứ  của  Thượng Đế, là sự hiện diện của chính Đấng yêu mình...   Tội nhân  biết  được  Thượng  Đế  cứu  mình  khi  có  được trực  kiến  giữa  trời  và  người.  Kinh  Thánh  là  lời chứng c ủa con người về kinh nghiệm trực  kiến giữa hai  hữu  thể  trời  và  người  này.1  (Bạn  cần  ghi footnotes). 

Sử  dụng  4  dấu  chấm  lửng  để  kết  thúc  phần trích dẫn một phần và kết thúc câu ,

ví dụ: 
  John Baille nhận định trong cuốn  The Idea of Revelation in Recent Thought rằng:  

Người  ta  có  thể  biết  về  Thượng  Đế  như  là  Đấng Cứu  Thế  qua  kinh  nghiệm  cá  nhân  với    Chúa... Thượng  Đế  mặc  khải  tình  yêu  cứu  rỗi  của  Ngài bằng cách yêu thương chúng ta. Tội nhân biết được Thượng  Đế  cứu  mình  khi  có  được  trực  kiến  (trực diện:  encounter) giữa trời và người....1 

Khi  trích  dẫn,  bạn  không  nên   lược  bỏ  những từ ngữ hay một phần của đoạn văn làm sai lệch ý của  tác  giả  một  cách  cố  ý.   Một  đoạn  văn  khi  bị cắt  xén  sẽ  trở  thành  một  đoạn  văn  không  thuộc nguồn.   

Nếu   bạn   có một ý tưởng về một chủ đề tưởng như mới nhưng sau khi nghiên cứu bạn   thấy rằng bạn không phải là người đầu tiên có  ý tưởng này, thì  bạn nên trình bày ý tưởng  có trước và cung cấp những  thông  tin  về  tác  giả  một  cách  chính  xác. Nếu dùng ý tưởng của người đã sáng tạo trước thì bạn chỉ  là người hoàn thiện hoặc tiếp tục làm rõ ý tưởng đó mà thôi.

c.  Thêm từ vào một đoạn trích 
Thỉnh thoảng khi trích dẫn, bạn   có thể thêm từ  vào  một  đoạn  trích (interpolations),   hay  nhiều từ để giải thích, làm sáng nghĩa, hay sửa sai câu văn, câu  thơ,  hay  đoạn  trích  đó.  Tất  cả  những  từ thêm vào phải được để trong dấu ngoặc đơn vuông  [ ] (brackets), chứ không dùng dấu ngoặc đơn  tròn (  ) (parenthesis) .

Ví dụ: 
-  Sửa  sai:  “ Người  nhận  giải  Nô-bên  Hòa Bình  năm  1961  [1960] 
là  Albert  John  Luthuli.”
-& nbsp; Làm sáng tỏ:  “Không có xã hội nào gọi là tự do mà trong đó những quyền
tự do [tự do  tín  ngưỡng,  tự  do  mưu  cầu  hạnh  phúc và tự do liên hiệp]
không được tôn trọng…” 

 d.    Những đoạn trích dài
Nếu bạn phải trích một đoạn dài hơn 4 dòng, bạn the o nguyên tắc sau:

-  Luôn  giới  thiệu  đoạn  trích  bằng  một  câu theo sau bởi một dấu hai chấm (:).  
-  Không dùng dấu trích dẫn “ ”.
-  Đoạn trích được viết   xuống cách 2 dòng  từ phía trên và phía dưới của đoạn văn.  
-  Sử dụng dòng đơn tr ong đoạn trích (single spacing) mặc dầu bài viết được
   đánh máy dòng đôi.
-  Thụt vào  khoảng  10 cách (10 spaces)  từ lề trái.
  
Ví dụ: 
  Trong  cuốn  Thần  Học  Căn  Bản,    Charles  C. Ryrie giải thích về khái niệm thần học như sau:
         
(2 dòng)

(10 khoảng) Từ  ngữ  thần  học  “theology”  ra  từ  chữ theos   có nghĩa là Thượng Đế và
  logos có nghĩa là sự diễn tả hữu lý.  Thần học có nghĩa là sự giải thích hữu lý về
  đức tin tôn giáo.  Như vậy thần học Cơ Đốc có nghĩa là sự giải thíc h hữu lý về đức
  tin Cơ Đốc… là sự khám phá, hệ thống hóa và trình bày những chân lý về Thượng Đế.1
(2 dòng)

    
4 .   Cách Ghi Chú Thích 
Bạn  cần cho  độc  giả  của  bạn  biết  đâu  là  các nguồn thông tin bạn đã trích dẫn  bằng cách g hi rõ ràng  xuất  xứ  của  các  tài  liệu  bạn  đã  trích  dẫn.  Những thông tin cần ghi chú thích gồm n hững  số liệu thống kê,  những nguồn nghiên cứu, những câu thơ ,  những  câu  văn  từ  các  tác  phẩm  văn  chương , những  đoạn  văn  từ  các  tác  phẩm  truyện  ngắn, những  cuộc  phỏng  vấn,  p him  ảnh,  n hững  nguồn thông  tin  từ  các  trang  webs,  các  tài  liệu  từ  các
nguồn nghe, nhìn (audios, videos).

Nếu  không  ghi  chú  thích bạn   sẽ  trở  thành người  đạo  văn  (plagiaris t),  tức  là sử  dụng thông tin,  ý tưởng ,  từ  ngữ  của  một  người  nào không tôn trọng tác quyền đầy đủ của họ.   Những trường hợp sau đây bị xem là đạo văn:
•  Sử  dụng  ý tưởng  của  người  khác  mà  không nó rõ nguồn gốc. 
•  Diễn giải luận cứ người khác như của mình.
•  Trình bày dòng tư tưởng của người khác mà coi nó là của mình.
•  Trình  bày  một  bài  nguyên  vẹn  hay  một phần chính của bài đã được viết ra và được
   phát  triển một cách chính xác thành dòng ý tưởng của  mình.
•  Sắp xếp ý chính xác như người khác đã làm mà  không  có  ý  gì  mới  mặc  dầu  bạn 
   xác nhận nguồn trong ngoặc đơn. 

Đạo văn hay ăn cắp văn là một vấn đề đạo đức nghiêm  trọng,  vì  thế  bạn  cần  ghi  chú cẩn  thận, đầy đủ nguồn tư  liệu hay ý tưởng mà bạn sử dụng trong bài viết của bạn. 

Bạn  có  thể  sử  dụng  một  trong  những  hình thức ghi chú sau đây: 

a.   Ghi chú trong ngoặc đơn  
Bạn  có  thể  ghi  chú  thích   trong  ngoặc  đơn (parenthetical ref erences)   ngay trong bài viết của bạn  thay  vì  ghi  chú  cuối   trang  hay  cuối  bài  bằng cách sử dụng dấu ngoặc đơn.   Nếu là lần  ghi chú đầu tiên bạn phải ghi đầy đủ tên tác giả, tựa sách, chi tiết xuất bản .  Nếu là lần thứ nhì  bạn chỉ cần ghi  tên  tác  giả,  tựa  đề  sách  và  số  trang  nơi  bạn trích dẫn. 

Ví dụ: 
Tình yêu là quyền lực duy nhất có thể vô hiệu hóa sự  căm  thù,  nóng  giận  và 
không  tha  thứ.    Thượng Đế  là  tình  yêu  và  chúng  ta  phải  bước  đ i  trong
sự yêu thương để bày tỏ đặc tính của Ngài.  Tình yêu là một nỗ lực đòi hỏi chúng
ta phải học tập và suy gẫm  Lời  Chúa  để  có  thể  bước  đi  trong  sự  yêu thương 
(Joyce  Meyer, Đời  Sống  Không  Có  Xung Đột,   tr.  127).

b.    Ghi chú cuối trang và ghi chú cuối bài 
•  Ghi chú cuối trang và cuối bài (footnotes & endnotes)  ngoài việc cho biết nguồn tài liệu mà bạn trích dẫn  trong bài viết   còn    có thể được  dùng  để  giải  thích  thêm  về  một  điểm
nào  đó  mà  bạn  không  muốn  để  ngay  trong bài viết.  
•  Trong  trường  hợp  ghi  chú  dưới  trang (footnotes)  bạn  đánh  số  thứ  tự  các  ghi  chú
theo từng trang   hoặc từng chương.  Nếu bạn đặt ghi chú cuối bài (endnotes), bạn đánh số
thứ tự theo từ ng chương. Tuy nhiên bạn nên dùng ghi chú cuối  trang hơn là cuối bài.  
•  Khi  n guồn  tài  liệu  lần  đầu  tiên  được  trích dẫn   trong bài viết, bạn phải ghi đầy đủ chi
tiết   xuất  xứ  của  nguồn  tài  liệu  đó  (tác  giả, tựa  bài,  tựa  sác h  hay  tạp  chí,  chi  tiết  xuất
bản, tra ng).  Sau đó nếu trích dẫn cùng tác giả và cùng cuốn sách,  bạn chỉ cần ghi tên tác giả và ghi số trang.  
•  Những  chữ  viết  tắt  như  ibid  (tiếng  Latin ibiden   có  nghĩa  là  như  trên; op  cit.  (tiếng
Latin  opere  citato   có  nghĩa  là  trong  tác phẩm đã dẫn), loc cit .  (tiếng Latin có nghĩa là trong  đoạn  văn  đã  trích  dẫn)  không  còn thông dụng  trong các sách viết bằng những ngôn  ngữ  tây  phương  (Anh,  Pháp…).    Trong tiếng  Việt  thay  v ì  dùng  chữ  sđd   (sách  đã dẫn),  bạn  có  thể  sử  dụng  cách  ghi  chú  sau đây: 

Trích dẫn lần đầu tiên:
1  Leonardo Boff, Church, Charism and Power: Liberati on  Theology and the Institutional Church, trans.  John  W.  Diercksmeier  (New  York: Crossroad Publishing, 1985), 15.

Trích dẫn lần thứ 2 trở đi:

5 Leonardo Boff, 24. 
•  Nếu  cùng  tác  giả  nhưng  có  hai  hoặc  nhiều tác  phẩm  đã  được  trích  dẫn  và  đã  ghi  chú đầy  đủ  lần  đầu  trong  bài  viết,  những  lần sau  đó  khi  trích  dẫn  bạn  chỉ  cần    ghi  chú tên tác giả, tựa quyển sách, và số trang. 

Ví dụ: 
     7 Lê Văn Thái, Bốn Mươi Sáu Năm Chức Vụ, 34.  
hoặc:
   7 Lê Văn Thái, Bốn Mươi Sáu Năm, 34.  
12 Lê Văn Thái, Người Truyền Đạo Của Đức Chúa Trời, 13 . 
hoặc:
12 Lê Văn Thái, Người Truyền Đạo, 13 . 
•  Số  thứ  tự  các  ghi  chú  trồi  lên  khỏi  dòng (superscript) .

•  Các  ghi  chú  được  đánh  máy  dòng  chiếc - single  spaced  -  mặc  dầu  bài  viết  của  bạn
được đánh máy dòng đôi. 

•   Mỗi ghi chú cách nhau một dòng rưỡi.

•  Bạn  cần  lưu  ý  sự  khác  biệt  giữa  cách  viết ghi  chú cuối   trang   (footnotes)  và  ghi  chú cuối  bài (endnotes) ,  với  cách  viết  thư  mục (bibliography) .   

•  Trong  trường  hợp  tên  tác  giả  bằng  tiếng Việt bạn có thể ghi theo cách tiếng Việt: họ, tên lót, tên trong thư mục cũng như ghi chú cuối trang hoặc cuối bài.

Sau  đây  là  bảng  so  sánh  cách  ghi  chú  cuối trang /cuối  bài  (footnotes/endnotes)  với  cách  ghi thư mục (bibliography): 


GHI CHÚ CUỐI TRANG & CUỐI BÀI
   
1 Leonardo Boff,   Church, Charism and Power: Liberation Theology and
 the Institutional Church,    trans. John  W. Diercksmeier (New York: Crossroad
Publishing, 1985), 15.
  
 2 John Macquarrie,  Principles of Christian Theology, 
2nd ed.  (New York: Scribner’s Sons, 1977), 25 -30.
  
        3 William E. Biernatzki,  “Symbol and Root Paradigm: The Locus of Effective
Inculturation” in  Effective Inculturation and Ethnic Identity ,  eds. Maria De La Cruz Aymes
et al. (Rome: Centre “Cultures and Religions,” Pontifical Gregorian University, 1987), 20.
  
        4 John Cobbs Jr., “Buddhism and Christianity as Complementary” in Christianity
and the Religions of the East: Models for a Dynamic Relationship , ed. Richard W. Rousseau (Scranton, Pa: Ridge Row Press, 1982), 23-26.



THƯ MỤC

Boff, Leonardo.  Church, Charism and Power:  Liberation Theology and the Institutional
        Church.  Trans. John W.  Diercksmeier.  New   York: Crossroad Publishing,  1985. 

Macquarrie, John.   Principles of Christian Theology .  2nd ed. 
        New York: Scribner’s Sons, 1977. 

Bier natzki, William E.  “Symbol and Root Paradigm: The Locus of Effective Inculturation.”    
        Effective  Inculturation and Ethnic Identity .  Eds. Maria De La Cruz Aymes et al. 
        Rome: Centre “Cultures and Religions”   Pontifical Gregorian University, 1987.

Cobbs,  John Jr.  “Buddhism and Christianity as Complementary.”  Christianity and the
        Religions of  the East: Models for a  Dynamic Relationship.   Ed. Richard W.  
        Rousseau.  Scranto n, P A: Ridge Row Press, 1982.


GHI CHÚ CUỐI TRANG & CUỐI BÀI (tt) 

5 Benoni Silva Netto, “Emerging New Approach to  Doing
Theology” Morikawa Vision  [Newsletter] (Autumn 1993), 2. 

6 James I. Packer,  “The Gospel: Its Content and Communication  -  A Theological
Perspective”  in  Gospel and Culture , eds. John Stott and Robert Coote (Pasadena, Calif.:
William Carey Library, 1979), 55 -70.

7 Alan S Wong,  “Indigenization: Liberation of the Chinese American Churches”
in The Theologies of Asian Americans and Pacific Peoples: A Reader,    Comp. Roy Sano
(Berkeley: Asian Center for Theology and Strategies, Pacific School of Religion, 1976), 89. 

8 Chu Xuan Dien and Le Que Chi,   Tuyen Tap Truyen Co Tich Viet Nam   [A collection of Vietnamese legends] (Hanoi: Dai Hoc va Trung Hoc Chuyen Nghiep, 1987), 6.

9 Dang Tran Con,  Chinh Phu Ngam Khuc  [Complaints of a warrior’s wife], ed. Dang V an Luong (Hanoi: Dai Hoc, 1987), 25.
   

THƯ MỤC (tt)
Netto, Benoni Silva.  “Emerging New Approach  to Doing   Theology.” 
        Morikawa Vision   [Newsletter], Autumn 1993. 

Packer, James I.  “The Gospel: Its Content and  Communication: A Theological
       Perspective.”   Gospel   and Culture .  Eds. John Stott and Robert Coote. 
       Pasadena,  Calif.: William Carey Library, 1979. 

Wong, Alan S.  “Indigenization: Liberation of  the Chinese   American Churches.”  The 
       Theologies of Asian Americans and Pacific  Peoples: A Reader.    Comp.  Roy
      Sano.    Berkeley: Asian Center for Theology and Strategies, Pacific School
      of Religion,  1976. 

Chu  Xuan  Dien  and  Le Que Chi.  Tuyen Tap Truyen Co  Tich Viet Nam.  [A collection
      of  Vietnamese legends].  Hanoi: Dai Hoc va Trung Hoc Chuyen Nghiep,  1987.

Dang, Con Tran.  Chinh Phu Ngam Khuc.  [Complaints of   a warrior’s wife].  Ed.
      Dang Van Luong.  Hanoi: Dai Hoc, 1987. 

t-family:="" "times="" roman""=""> 
Packer, James I.  “The Gospel: Its Content and  Communication: A Theological
       Perspective.”   Gospel   and Culture .  Eds. John Stott and Robert Coote. 
       Pasadena,  Calif.: William Carey Library, 1979. 

Wong, Alan S.  “Indigenization: Liberation of  the Chinese   American Churches.”  The 
       Theologies of Asian Americans and Pacific  Peoples: A Reader.    Comp.  Roy
      Sano.    Berkeley: Asian Center for Theology and Strategies, Pacific School
      of Religion,  1976. 

Chu  Xuan  Dien  and  Le Que Chi.  Tuyen Tap Truyen Co  Tich Viet Nam.  [A collection
      of  Vietnamese legends].  Hanoi: Dai Hoc va Trung Hoc Chuyen Nghiep,  1987.

Dang, Con Tran.  Chinh Phu Ngam Khuc.  [Complaints of   a warrior’s wife].  Ed.
      Dang Van Luong.  Hanoi: Dai Hoc, 1987. 



Chương 3. Soạn thư mục và trích dẫn tư liệu
  • Blogger Comments
  • Facebook Comments

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

Top