728x90 AdSpace

21/1/14

Bài 2. Kinh Thánh


Câu gốc: “Cả Kinh Thánh đều là bởi Đức Chúa Trời soi dẫn, có ích cho sự dạy dỗ, bẻ trách, sửa trị, dạy người trong sự công bình. ”
(IITi-mô- thê 3: 16)
*******
I. HỎI: NGUỒN GỐC KINH THÁNH ?
ĐÁP:
            Kinh thánh là lời mặc khải của Đức Chúa Trời về chính Ngài và là chân lý cứu rỗi mà Đức Chúa Trời gửi cho nhân loại. Kinh Thánh do khoảng 40 trước giả biên soạn với sự soi sáng hướng dẫn của Đức Thánh Linh trong khoảng 1600 năm (Từ 1500 trước Chúa đến năm 100 sau Chúa). Kinh Thánh ngày nay  đã được phiên dịch hơn 2000 thứ tiếng, là tác phẩm vô ngộ, một tài sản quý báu của nhân loại.
            Kinh Thánh thật là quyển sách lạ lùng và giá trị hơn hết, vì đó là lời mặc khải của Đức Chúa Trời.
 “Cả Kinh Thánh đều bởi Đức Chúa Trời soi dẫn, có ích cho sự dạy dỗ, bẻ trách, sửa trị, dạy người công bình". (II Ti-mô-thê 3:16)
- Vì Kinh Thánh được Đức Chúa Trời soi dẫn nên Kinh Thánh được gọi là Lời Đức Chúa Trời.

II. HỎI: BỐ CỤC CỦA KINH THÁNH ?
ĐÁP:
            Kinh Thánh không phải chỉ là quyển sách mà là một bộ gồm 66 sách, chia ra làm hai phần: phần trước là Cựu Ước và phần sau là Tân Ước.
            Cựu Ước (Giao ước cũ) gồm 39 sách, viết bằng tiếng Hê-bơ-rơ (Hy-Bá-Lai), trong khoảng thời gian từ 1500 năm trước Chúa đến 400 năm trước Chúa (trước Chúa tức là trước Chúa Giê-su giáng sinh).
            Tân Ước (Giao ước mới) gồm 27 sách, được viết bằng tiếng Hy Lạp và hoàn tất vào năm 100 sau  Chúa ( Sau Chúa tức là sau Chúa Giê-su giáng sinh).
1.      Cựu Ước
          +  Sách “Sáng Thế Ký” mở đầu cho bộ Cựu Ước là một quyển sách ghi chép sự sáng tạo của Đức Chúa Trời, đã tạo nên vũ trụ và con người, sự sa ngã của gia đình đầu tiên, cơn đại hồng thủy tiêu diệt cả thế giới và lịch sử dân Do Thái.
           +  Từ sách “Xuất-ê-díp-tô-ký” đến sách “Êxơtê” là lịch sử của dân Do Thái cho đến năm 400 trước Chúa.
            + Các sách “Gióp, Thi-thiên, Châm Ngôn, Truyền Đạo và Nhã Ca" là những áng văn tuyệt vời nhất, diễn tả cảm xúc con người trước những công việc kỳ diệu và tình yêu của Đức Chúa Trời. Những sách này phần nhiều viết theo thể thi ca, bình luận và truyện tích.
           + Từ sách “Ê sai đến Malachi” là những sách tiên tri bàn về những việc xảy đến trong tương lai.
2. Tân ước
           +  Bốn sách đầu của Tân Ước được gọi là “Bốn sách của Tin Lành” và lấy tên của người viết ra chúng: Ma-thi-ơ, Mác, Luca, Giăng. Thí dụ: sách Tin Lành được viết bởi Thánh Giăng, được gọi là sách “Tin Lành Giăng” hay là “Phúc Âm Giăng”.
            Chữ “Tin Lành” có nghĩa là “Tin tức tốt lành hay Tin Mừng”.
            Tất cả bốn sách Tin Lành đều thuật lại đời sống của Chúa Giê-su, sự giáng sinh của Ngài, gia đình phần xác và cuộc sống khi còn nhỏ của Chúa đều được kể lại, một phần lớn trong mỗi sách dành ghi lại các bài giảng và phép lạ của Chúa (như chữa lành người bịnh và khiến cho người chết sống lại,…), cùng các công việc khác trong 3 năm giảng dạy của Ngài.
            Những đoạn cuối của các sách kể trên ghi lại vụ án Chúa Giê-su, sự chết của Ngài trên thập tự giá, sự sống lại của Ngài và sự vinh hiển tột đỉnh của Chúa khi Ngài trở về Thiên Đàng.
          +  Sau bốn sách Tin Lành là sách “Công Vụ Các Sứ đồ” cũng được gọi là sách “Công Vụ”. Tên của sách diễn tả những điều ghi chép. Đó là các hoạt động truyền giảng Tin Lành của các sứ đồ của Chúa. Sách “Công Vụ” cũng ghi lại lịch sử và sự tiến triển của Hội Thánh Chúa Giê-su trong thế kỷ thứ nhất (Hay còn gọi là Hội Thánh đầu tiên thời Công vụ).
          +  Từ “sách Rô ma đến sách Giu đe” là 17 bức thư gửi cho nhiều Hội Thánh, cho các cá nhân tín đồ và những người Do Thái tin Chúa.
            Những bức thư này do sứ đồ Phi-e-rơ, Phao-lô, Giăng và hai người em của Chúa chúng ta về phần xác thịt viết.
            Những bức thư này đều đề cập đến các giáo lý căn bản và bàn đến mọi khía cạnh  của đời sống theo Chúa. Những sách này cũng giải thích rõ ràng về đức tin nơi Chúa Giê-su.
          +  Sách “Khải huyền” là sách cuối cùng của Kinh Thánh do sứ đồ Giăng viết, cho chúng ta biết về sự phán xét lớn mà hung ta biết những gì sẽ xảy đến trong ngày sau rốt.
3. Sự cấu tạo nên Kinh Thánh
            Vì Kinh Thánh là tập hợp nhiều quyển sách nên Kinh Thánh phải do ai đó viết ra. Kinh Thánh do 40 người biên soạn trong một thời gian trước sau là 1600 năm, nhưng những sự kiện này thực ra nó không quan trọng lắm.
            Sự quan trọng là Kinh Thánh  không phải do con người biên soạn như những sách thông thường khác. Kinh Thánh đã được viết ra do những người được điều khiển và thúc dục bởi Thánh Linh của Đức Chúa Trời.
            Sau đây là câu Kinh Thánh tự nói về tác giả của mình: “Cả Kinh Thánh đều bởi Đức Chúa Trời soi dẫn.” (II Ti-mô-thê 3:16)
            Vì vậy, tác giả Kinh Thánh là Đức Chúa Trời và Kinh Thánh là lời của Đức Chúa Trời.
            Một điểm nữa bạn nên nhớ: không phải chỉ có vài phần nào đó trong Kinh Thánh là do Chúa dẫn dắt không phải Kinh Thánh chứa đựng Lời của Đức Chúa Trời. Mà là trọn cả quyển vì “chẳng có một lời tiên tri nào do ý con người mà ra nhưng bởi Đức Thánh Linh cảm động mà người ta nói bởi Đức Chúa Trời .” (II Phierơ 1:21)
            Mọi sự kiện khác nữa mà bạn không bao giờ được quên ấy là: Chỉ có Kinh Thánh là Lời của Đức Chúa Trời truyền cho loài người. Chỉ có trong Kinh Thánh bạn mới tìm thấy ý chỉ của Chúa cho đời sống của chính bạn. Không có sách nào hoặc giáo truyền nào có thể thay thế Kinh Thánh. Chỉ trong Kinh Thánh chúng ta mới có thể tìm thấy những tiêu chuẩn cao nhất cho đời sống đạo đức, luân lý và xã hội.

III. HỎI: NỘI DUNG CHÍNH CỦA KINH THÁNH LÀ GÌ ?
ĐÁP:
            Cũng như các sách khác, Kinh Thánh có nhân vật chính được bàn đến.
            Nhân vật đó là Chúa Giê-su, Ngôi thứ hai trong Ba Ngôi Đức Chúa Trời, là đề tài, hình ảnh chính, mục tiêu và là nền tảng của Kinh Thánh.
            Cựu Ước tiên tri về sự hiện diện đến thế gian của Ngài với cương vị một người. Tân Ước ghi chép trực tiếp sự giáng sinh, đời sống và sự giảng dạy của Chúa Giê-su cùng các công tác cứu chuộc vĩ đại của Ngài cho toàn thể nhân loại. Nếu không có Chúa Giê-su trong Kinh Thánh thì quyển sách còn lại trước mắt bạn chẳng qua chỉ gồm những trang giấy không có giá trị gì.
            Tất cả những lời tiên tri, các biến cố lịch sử những chiến thắng vinh quang, các phép lạ được nói đến trong Kinh Thánh đều nhắm vào Chúa Giê-su.

IV. HỎI: MỤC ĐÍCH CỦA KINH THÁNH LÀ GÌ ?
ĐÁP:
            Sau hết, chúng ta cùng nhau suy nghĩ về mục đích của Kinh Thánh là bày tỏ cho con người chương trình Cứu Rỗi của Đức Chúa Trời qua Đức Chúa Giê-xu.
            Con đường nào đi tới Đức Chúa Giê-xu, làm thế nào để theo Ngài và cuộc sống ra sao khi bạn đi với Chúa, những vấn đề đó đều được trình bày một cách đơn giản, nhưng rõ ràng trong Kinh Thánh, hầu bạn có thể tìm đến Chúa để được cứu.
            Cuộc đời bạn phải được sự hướng dẫn trực tiếp từ Lời Chúa. Kinh Thánh phải được dành một chỗ quan trọng quyết định mọi vấn đề thiết yếu của đời bạn. Kinh Thánh phải là tiêu chuẩn để phán xét hành động cũng như tư tưởng của bạn.
            Giải quyết mọi tranh chấp, an ủi mọi niềm đau khổ, giải tỏa mọi sự nghi ngờ, nền tảng của mọi sự tư tưởng, sức mạnh để chịu đựng mọi sự kém may mắn, đều phải thấy trong Kinh Thánh mà không tìm dược ở một nơi nào khác.
            Bạn nên có quyết định vững chắc và một lần đủ cả để tin một cách không nghi ngờ gì với tất cả tấm lòng rằng Kinh Thánh là lời của Đức Chúa Trời Hằng Sống. Đây là lòng tin phải lẽ mở đầu cho cuộc sống thiêng liêng nhiều kết quả, phát khởi cho sự tiếp xúc cá nhân trực tiếp với Chúa Giê-xu.



V. HỎI: ĐIỀU GÌ CHỨNG MINH KINH THÁNH LÀ LỜI ĐỨC CHÚA TRỜI?
ĐÁP: Kinh Thánh là Lời Đức Chúa Trời vì:
1. Sự hiệp nhất hoàn toàn của Kinh Thánh
            Dù những người được Đức Chúa Trời dùng để viết Kinh Thánh (khoảng 40 người) có những cá tính, nghề nghiệp, văn hóa khác nhau, ở các vùng khác nhau trên thế giới, không hề liên lạc với nhau trong thời gian 1600 năm, nhưng Kinh Thánh chỉ đề cập một nhân vật chính là CHÚA GIÊ-XU, hướng cùng một chủ đề về SỰ CỨU RỖI của Đức Chúa Trời, và nội dung Kinh Thánh liên kết chặt chẽ với nhau. Đó là một phép lạ do chính Đức Thánh Linh soi dẫn.
Giăng 5:39  39 Các ngươi dò xem Kinh thánh, vì tưởng bởi đó được sự sống đời đời: Ấy là Kinh thánh làm chứng về ta(Chúa Giê-xu) vậy.

2. Sự chính xác của Kinh Thánh
            Mọi vấn đề Kinh Thánh đưa ra, mọi biến cố được ghi lại, đều chính xác hoàn toàn. Như chiếc tàu của Nô-ê, sự hủy diệt Sô-đôm và Gô-mô-rơ, sự sụp đổ của thành Giê-ri-cô, thành Ni-ni-ve của thời đại tiên tri Giô-na,… đều được các khảo cổ học xác nhận là chính xác. 
Mathiơ 5:18 18 Vì ta nói thật cùng các ngươi, đương khi trời đất chưa qua đi, thì một chấm một nét trong luật pháp cũng không qua đi được cho đến khi mọi sự được trọn.

3. Quyền năng tái tạo con người của Kinh Thánh
            Hàng tỷ người trên thế giới đã được quyền năng của Kinh Thánh biến cải. Người nào tin Kinh Thánh thì quyền năng của Lời Chúa (dạy) thay đổi họ hoàn toàn. Vậy Kinh Thánh đúng là Lời Đức Chúa Trời.
Mác 1:22 22 Chúng đều cảm động về sự dạy dỗ của Ngài, vì Ngài dạy như có quyền phép, chớ chẳng phải như các thầy thông giáo đâu.                                   
Giăng 15:3  3 Các ngươi đã được trong sạch, vì lời ta đã bảo cho.

4. Kinh Thánh mặc khải đầy đủ về Đức Chúa Trời
Giăng 1:18 18 Chẳng hề ai thấy Đức Chúa Trời; chỉ Con một ở trong lòng Cha, là Đấng đã giãi bày Cha (Đức Chúa Trời ) cho chúng ta biết.
Giăng 14:9a 9 Đức Chúa Jêsus đáp rằng: Hỡi Phi-líp, ta ở cùng các ngươi đã lâu thay, mà ngươi chưa biết ta! Ai đã thấy ta, tức là đã thấy Cha.

5. Sự ứng nghiệm trọn vẹn các lời tiên tri trong Kinh Thánh
            Mỗi lời tiên tri được công bố chi tiết, rõ ràng trước khi việc xảy ra  vài năm thậm chí đến cả ngàn năm và hơn thế nữa. Tất cả đều được ứng nghiệm hoàn toàn. Như: Dân Do Thái bị tan lạc khắp thế gian từ năm 70 S.C. và được trở về tổ quốc năm 1948 (Phục 20:49-68, Lu-ca 21:20-24). Kỳ diệu nhất là các lời tiên tri về Đấng Cứu Thế: 1. Mi-chê 5:2 và Lu-ca 2:4-7; 2. Xa-cha-ri 11:13 và Mác 14:10-11; 3. Thi 22:1,16-18 và Ma-thi-ơ 27:35,46; …
Giô-suê 23: 14 14 Nầy, ngày nay ta sẽ đi đường cả thế gian phải đi; vậy, hãy hết lòng hết ý nhận biết rằng trong các lời lành mà Giê-hô-va Đức Chúa Trời các ngươi đã phán về các ngươi, chẳng có một lời nào sai hết, thảy đều ứng nghiệm cho các ngươi; thật chẳng một lời nào sai hết.
Giê-rê-mi 1: 12 Tiếng Hê-bơ-rơ gọi cây hạnh là “Cây thức,” vì nó trổ hoa trước các hoa khác, và từ trong giấc ngủ mùa đông mà thức dậy nhằm đầu mùa xuân. Nên cây hạnh là biểu-hiện sự tỉnh thức của Đức Chúa Trời.
12 Đức Giê-hô-va bèn phán: Ngươi thấy phải đó; ta sẽ tỉnh thức, giữ lời phán ta đặng làm trọn.

6. Sự đầy đủ vô song của Kinh Thánh
      Kinh Thánh là một quyển sách duy nhất đề cập đến mọi vấn đề thiết yếu, luận giải cách rõ ràng, chân thật và đầy thảm quyền về:
      - Sự sáng tạo
      - Những luật vàng cho đời sống
      - Phương pháp cứu rỗi
      - Các biến cố của thế giới tương lai
Chỉ Kinh Thánh nhìn thấu suốt quá khứ, hiện tại và tương lai.
7. Tính cách hợp thời bất biến của Kinh Thánh
Dầu đã được viết trước đây mấy ngàn năm, Kinh Thánh luôn luôn đáp ứng thích đáng mọi nhu cầu tâm linh của mọi người. Mọi người thuộc mọi lứa tuổi thuộc mọi thời đại, thuộc mọi trình độ văn hóa đều hiểu được Kinh Thánh và yêu thích Kinh Thánh. Kinh Thánh được dịch ra trên 2000 thứ tiếng và luôn luôn được xuất bản nhiều hơn hết các loại sách trên thế giới vì càng ngày Kinh Thánh càng sống động, đầy uy quyền trong đời sống con người. Kinh Thánh không bao giờ cũ hoặc  lỗi thời.
8. Sự bảo tồn lạ lùng của Kinh Thánh
      Dù kẻ thù luôn tìm cách tiêu diệt, nhưng Kinh Thánh vẫn trường tồn, và ngày càng được phổ biến rộng rãi. Đức Chúa Trời luôn bảo vệ Lời của Ngài.
Giê-rê-mi 36:27,32  27 Sau khi vua đốt cuốn sách có những lời mà Ba-rúc đã cứ miệng Giê-rê-mi chép ra, có lời Đức Giê-hô-va phán cho Giê-rê-mi như vầy: 28 Hãy lấy một cuốn khác, và chép vào đó mọi lời đã chép trong cuốn trước mà Giê-hô-gia-kim, vua Giu-đa, đã đốt đi. 32 Giê-rê-mi bèn lấy một cuốn khác đưa cho thơ ký Ba-rúc, con trai Nê-ri-gia; Ba-rúc cứ miệng Giê-rê-mi mà chép lại mọi lời trong cuốn mà Giê-hô-gia-kim, vua Giu-đa, đã đốt đi trong lửa.
Mác 13:31 31 Trời đất sẽ qua đi, song lời ta không bao giờ qua đâu.
  
VI. HỎI: ĐẶC TRƯNG CỦA KINH THÁNH LÀ GÌ?
ĐÁP:
1. Kinh Thánh – Lời Đức Chúa Trời sản sinh ra sự sống:
Giăng 6: 63 Những lời ta phán cùng các ngươi đều là thần linh và sự sống.
Thi-thiên 33: 6, 9 Các từng trời được làm nên bởi lời Đức Giê-hô-va,Cả cơ binh trời bởi hơi thở của miệng Ngài mà có. 9 Vì Ngài phán, thì việc liền có; Ngài biểu, thì vật bèn đứng vững bền.
Hê-bơ-rơ 11: 3  3 …chúng ta biết rằng thế gian đã làm nên bởi lời của Đức Chúa Trời…

2. Kinh Thánh là quyển sách lời hứa của Đức Chúa Trời, có vô số lời hứa quý báu và lớn lao cho mỗi người như một kho tàng vĩ đại . 
II Phi e rơ  1:4  4 và bởi vinh hiển nhân đức ấy, Ngài lại ban lời hứa rất quí rất lớn cho chúng ta, hầu cho nhờ đó anh em được lánh khỏi sự hư nát của thế gian bởi tư dục đến, mà trở nên người dự phần bổn tánh Đức Chúa Trời.

3. Kinh Thánh –lời Đức Chúa Trời giống như nước:
a) Lời Chúa tẩy rửa: hết thảy chúng ta bắt đầu đời sống trong vương quốc Đức Chúa Trời đều được “tẩy sạch” bởi lời Đức Chúa Trời.
Giăng 15: 3  3 Đức Chúa Giê-su phán rằng: … Các ngươi đã được trong sạch, vì lời ta đã bảo cho.
 Ê-phê-sô 5: 25-27  25 … Đấng Christ đã yêu Hội thánh, phó chính mình vì Hội thánh, 26 để khiến Hội nên thánh sau khi lấy nước rửa và dùng Đạo làm cho Hội tinh sạch, 27 đặng tỏ ra Hội thánh đầy vinh hiển, không vết, không nhăn, không chi giống như vậy, nhưng thánh sạch không chỗ trách được ở trước mặt Ngài.

b) Lời Chúa làm cho lòng chúng ta được trong sạch. Lời Chúa được trồng trong lòng chúng ta, gìn giữ chúng ta tự do khỏi phạm tội.
Thi-thiên 119:9-11 9 Người trẻ tuổi phải làm sao cho đường lối mình được trong sạch? Phải cẩn thận theo lời Chúa. 10 Tôi hết lòng tìm cầu Chúa, chớ để tôi lạc các điều răn Chúa. 11 Tôi đã giấu lời Chúa trong lòng tôi, để tôi không phạm tội cùng Chúa.

4. Kinh Thánh- lời Đức Chúa Trời là kim chỉ nam cho đời sống.
a) Kinh Thánh giúp chúng ta đọc và thấy được chính mình để sửa lại những khuyết điểm bất toàn trong đời sống.
Hê bơ rơ 4:12  12  lời của Đức Chúa Trời là lời sống và linh nghiệm, sắc hơn gươm hai lưỡi, thấu vào đến đỗi chia hồn, linh, cốt, tủy, xem xét tư tưởng và ý định trong lòng.
b) Lời Chúa cho chúng ta sự hiểu biết trong một thế giới tối tăm.
Thi-thiên 19: 8 8 Giềng mối của Đức Giê-hô-va là ngay thẳng, làm cho lòng vui mừng; Điều răn của Đức Giê-hô-va trong sạch, làm cho mắt sáng sủa.
Thi-thiên 119: 130 130 Sự bày giãi lời Chúa soi sáng cho, ban sự thông hiểu cho người thật thà.
II Phi e rơ 1:19  19 Nhân đó, chúng tôi càng tin lời các đấng tiên tri chắc chắn hơn, anh em nên chú ý lời đó, như cái đèn soi sáng trong nơi tối tăm, cho đến chừng nào ban ngày lộ ra, và sao mai mọc trong lòng anh em.
c) Kinh Thánh – lời Chúa soi dẫn như ngọn đèn cho người đi đường:
Thi-thiên 119: 105  105 Lời Chúa là ngọn đèn cho chân tôi, Ánh sáng cho đường lối tôi.
5. Kinh Thánh – lời Chúa là thức ăn thuộc linh
         Kinh Thánh là thức ăn cho linh hồn chúng ta, khiến chúng ta biết Chúa, tin cậy Chúa, yêu mến Chúa, và đưa chúng ta vào kinh nghiệm phước hạnh thiêng liêng, cẩn thận khi làm theo lời Chúa.
Ma thi ơ 4: 4  Đức Chúa Jêsus đáp: Có lời chép rằng: Người ta sống chẳng phải chỉ nhờ bánh mà thôi, song nhờ mọi lời nói ra từ miệng Đức Chúa Trời.
-         Ngọt hơn mật.
Thi-thiên 119:103 103 Lời Chúa ngọt họng tôi dường bao! Thật ngọt hơn mật ong trong miệng tôi!
         -  Bổ như sữa
I Phi e rơ 2:2  2 hãy ham thích sữa thiêng liêng của Đạo, như trẻ con mới đẻ vậy, hầu cho anh em nhờ đó lớn lên mà được rỗi linh hồn
        -  Khiến chúng ta tăng trưởng đến tầm thước vóc giạc trọn vẹn của Đấng Christ.
Ê phê sô 4:12-15  12 để các thánh đồ được trọn vẹn về công việc của chức dịch và sự gây dựng thân thể Đấng Christ, 13 cho đến chừng chúng ta thảy đều hiệp một trong đức tin và trong sự hiểu biết Con Đức Chúa Trời, mà nên bậc thành nhân, được tầm thước vóc giạc trọn vẹn của Đấng Christ. 14 Ngài muốn chúng ta không như trẻ con nữa, bị người ta lừa đảo, bị mưu chước dỗ dành làm cho lầm lạc, mà day động và dời đổi theo chiều gió của đạo lạc, 15nhưng muốn cho chúng ta lấy lòng yêu thương nói ra lẽ chân thật, để trong mọi việc chúng ta đều được thêm lên trong Đấng làm đầu, tức là Đấng Christ.
          -  Lời Chúa khiến chúng ta mạnh mẽ
Ma thi ơ 7:24, 25 24 Vậy, kẻ nào nghe và làm theo lời ta phán đây, thì giống như một người khôn ngoan cất nhà mình trên vầng đá. 25 Có mưa sa, nước chảy, gió lay, xô động nhà ấy; song không sập, vì đã cất trên đá.
6. Kinh Thánh – lời Đức Chúa Trời là hạt giống
   Trong Lu-ca 8:14, 15 Chúa Giê-su đã kể cho các môn đệ ẩn dụ về người gieo giống.
   Trong câu 11, Ngài đã phán: “Hạt giống là lời Đức Chúa Trời” . Ý muốn của Chúa cho đời sống chúng ta là sự kết quả (Thi-thiên 1:3)
“Đấng phát hạt giống cho kẻ  gieo giống và bánh để nuôi mình, cũng sẽ phát hột giống cho anh em và làm cho sanh hóa ra nhiều, Ngài lại sẽ thêm nhiều trái của sự công bình cho anh em nữa.” (II Cô-rinh-tô 9:10)

   7. Kinh Thánh – lời Đức Chúa Trời giống như thanh gươm. Kinh Thánh là thanh gươm của Thánh Linh Đức Chúa Trời để chúng ta đánh bại ma quỷ, chiến thắng mọi sợ hãi, tà thuyết và mọi cám dỗ đang vây quanh chúng ta.
  “Hãy…cầm gươm của Đức Thánh Linh, là lời của Đức Chúa Trời” (Ê phê sô 6:17)
I Giăng 2:14 …ta đã viết cho các ngươi, vì các ngươi là mạnh mẽ, lời Đức Chúa Trời ở trong các ngươi, và các ngươi đã thắng được ma quỉ.
   8. Kinh Thánh – lời Đức Chúa Trời giúp lời cầu nguyện của chúng ta được Đức Chúa Trời nhậm.
Giăng 15:7  7  bằng các ngươi cứ ở trong ta, và những lời ta ở trong các ngươi, hãy cầu xin mọi điều mình muốn, thì sẽ được điều đó.

VI. HỎI: KINH THÁNH ĐEM LẠI NHỮNG LỢI ÍCH GÌ CHO NGƯỜI ĐỌC?              
ĐÁP:
1. Mặc khải cho con người biết rõ về nguồn gốc của nhân loại, vạn vật
Sáng thế ký 1:1 1Ban đầu Đức Chúa Trời dựng nên trời đất
Giăng 1:1-3 1 Ban đầu có Ngôi Lời, Ngôi Lời ở cùng Đức Chúa Trời, và Ngôi Lời là Đức Chúa Trời. 2 Ban đầu Ngài ở cùng Đức Chúa Trời. 3 Muôn vật bởi Ngài làm nên, chẳng vật chi đã làm nên mà không bởi Ngài.
2. Chỉ cho con người biết kẻ thù của con người là ma quỷ và vũ khí ma quỷ là tội lỗi
I Phierơ  5:8 8 Hãy tiết độ và tỉnh thức: kẻ thù nghịch anh em là ma quỉ, như sư tử rống, đi rình mò chung quanh anh em, tìm kiếm người nào nó có thể nuốt được.
I Giăng 3:8a 8 Kẻ nào phạm tội là thuộc về ma quỉ; vì ma quỉ phạm tội từ lúc ban đầu.
3. Tỏ cho con người biết Đức Chúa Trời yêu thương, giải cứu con người ra khỏi tội lỗi qua Đức Chúa Giê-xu Christ  
Giăng 3:16 16 Vì Đức Chúa Trời yêu thương thế gian, đến nỗi đã ban Con một của Ngài, hầu cho hễ ai tin Con ấy không bị hư mất mà được sự sống đời đời.
4. Dạy cho con người nếp sống xứng hợp với địa vị làm con cái Đức Chúa Trời
II Timôthê 3:16-1716 Cả Kinh Thánh đều là bởi Đức Chúa Trời soi dẫn, có ích cho sự dạy dỗ, bẻ trách, sửa trị, dạy người trong sự công bình, 17 hầu cho người thuộc về Đức Chúa Trời được trọn vẹn và sắm sẵn để làm mọi việc lành.
 5. Ích lợi cho đời sống đức tin
a. Cung cấp sự sống tâm linh
Mathiơ 4:4 4 Đức Chúa Jêsus đáp: Có lời chép rằng: Người ta sống chẳng phải chỉ nhờ bánh mà thôi, song nhờ mọi lời nói ra từ miệng Đức Chúa Trời.
b. Can đảm khi sợ hãi
Thi Thiên 23:4-6 4 Dầu khi tôi đi trong trũng bóng chết, Tôi sẽ chẳng sợ tai họa nào; vì Chúa ở cùng tôi:
Hê bơ rơ 13:5b-6 5 Vì chính Đức Chúa Trời có phán rằng: Ta sẽ chẳng lìa ngươi đâu, chẳng bỏ ngươi đâu.PhuDnl 31:6;Gios Gs 1:5  6 Như vậy, chúng ta được lấy lòng tin chắc mà nói rằng: Chúa giúp đỡ tôi, tôi không sợ chi hết. Người đời làm chi tôi được?
c. Bình an khi lo lắng
Philip 4:6-7 Chớ lo phiền chi hết, nhưng trong mọi sự hãy dùng lời cầu nguyện, nài xin, và sự tạ ơn mà trình các sự cầu xin của mình cho Đức Chúa Trời. 7 Sự bình an của Đức Chúa Trời vượt quá mọi sự hiểu biết, sẽ giữ gìn lòng và ý tưởng anh em trong Đức Chúa Jêsus Christ.
d. Vơi nhẹ khi đau đớn
Hê bơ rơ 12:5b-7,11 5Hỡi con, chớ dể ngươi sự sửa phạt của Chúa,Và khi Chúa trách, chớ ngã lòng; 6 Vì Chúa sửa phạt kẻ Ngài yêu. Hễ ai mà Ngài nhận làm con, thì cho roi cho vọt. 7Ví bằng anh em chịu sửa phạt, ấy là Đức Chúa Trời đãi anh em như con, vì có người nào là con mà cha không sửa phạt? 8 Nhưng nếu anh em được khỏi sự sửa phạt mà ai nấy cũng phải chịu, thì anh em là con ngoại tình, chớ không phải con thật. …,  11Thật các sự sửa phạt lúc đầu coi như một cớ buồn bã, chớ không phải sự vui mừng; nhưng về sau sanh ra bông trái công bình và bình an cho những kẻ đã chịu luyện tập như vậy.
e. Soi sáng khi quyết định
Thi Thiên 119:105 105 Lời Chúa là ngọn đèn cho chân tôi, Ánh sáng cho đường lối tôi.       
f. Yên nghỉ khi mệt mỏi
Mathiơ 11:28-30 28 Hỡi những kẻ mệt mỏi và gánh nặng, hãy đến cùng ta, ta sẽ cho các ngươi được yên nghỉ. 29 Ta có lòng nhu mì, khiêm nhường; nên hãy gánh lấy ách của ta, và học theo ta; thì linh hồn các ngươi sẽ được yên nghỉ. 30 Vì ách ta dễ chịu và gánh ta nhẹ nhàng.
g. An ủi khi buồn thảm
II Cô-rinh-tô 1:3-4 3 Chúc tạ Đức Chúa Trời, Cha Đức Chúa Jêsus Christ chúng ta, là Cha hay thương xót, là Đức Chúa Trời ban mọi sự yên ủi, 4 Ngài yên ủi chúng tôi trong mọi sự khốn nạn, hầu cho nhân sự yên ủi mà Ngài đã yên ủi chúng tôi, thì chúng tôi cũng có thể yên ủi kẻ khác trong sự khốn nạn nào họ gặp!
h. Vững vàng khi bị cám dỗ
I Cô-rinh-tô 10:13 13 Những sự cám dỗ đến cho anh em, chẳng có sự nào quá sức loài người. Đức Chúa Trời là thành tín, Ngài chẳng hề cho anh em bị cám dỗ quá sức mình đâu; nhưng trong sự cám dỗ, Ngài cũng mở đàng cho ra khỏi, để anh em có thể chịu được.
i. Cảm tạ khi biết ơn
I Têsalônica 5:18 18 phàm việc gì cũng phải tạ ơn Chúa; vì ý muốn của Đức Chúa Trời trong Đức Chúa Jêsus Christ đối với anh em là như vậy.
j. Vui mừng khi được tha thứ
I Giăng 1:9  9 Còn nếu chúng ta xưng tội mình, thì Ngài là thành tín công bình để tha tội cho chúng ta, và làm cho chúng ta sạch mọi điều gian ác.
k. Đức tin đắc thắng
I Giăng 5:4-5  4 vì hễ sự gì sanh bởi Đức Chúa Trời, thì thắng hơn thế gian; và sự thắng hơn thế gian, ấy là đức tin của chúng ta. 5 Ai là người thắng hơn thế gian, há chẳng phải kẻ tin Đức Chúa Jêsus là Con Đức Chúa Trời hay sao?

VII. HỎI: LÀM SAO ĐỂ NHẬN PHƯỚC HẠNH TỪ KINH THÁNH?
ĐÁP:    
1. Đọc / nghe lời Chúa
Khải huyền 1: 3 3 Phước cho kẻ đọc cùng những kẻ nghe lời tiên tri này, và giữ theo điều đã viết ra đây. Vì thì giờ đã gần rồi.
Xem thêm Lu ca 10: 38- 42
2. Học lời Chúa
Công vụ 17: 11 11 Những người nầy có ý hẳn hoi hơn người Tê-sa-lô-ni-ca, đều sẵn lòng chịu lấy đạo, ngày nào cũng tra xem Kinh thánh, để xét lời giảng có thật chăng.
Xem thêm Thi Thiên 119: 11
3. Suy gẫm và làm theo lời Chúa
Giô suê 1:8 8 Quyển sách luật pháp nầy chớ xa miệng ngươi, hãy suy gẫm ngày và đêm, hầu cho cẩn thận làm theo mọi điều đã chép ở trong; vì như vậy ngươi mới được may mắn trong con đường mình, và mới được phước.
Xem thêm Gia cơ 1: 22- 25

VIII. HỎI: CHÚNG TA ĐỌC KINH THÁNH NHƯ THẾ NÀO?
ĐÁP:
1. Cầu nguyện nhờ Đức Thánh Linh để đọc
Giăng 14:26 26 Nhưng Đấng Yên-ủi, tức là Đức Thánh Linh mà Cha sẽ nhân danh ta sai xuống, Đấng ấy sẽ dạy dỗ các ngươi mọi sự, nhắc lại cho các ngươi nhớ mọi điều ta đã phán cùng các ngươi.
Giăng 16:13a 13 Lúc nào Thần lẽ thật sẽ đến, thì Ngài dẫn các ngươi vào mọi lẽ thật
2. Đọc cả quyển Kinh Thánh theo thứ tự
Ê-xê-chi-ên 3:3 3 Ngài phán: Hỡi con người hãy lấy cuốn ta cho ngươi mà khiến bụng ăn và làm đầy ruột. Vậy ta ăn lấy, thì trong miệng ngọt như mật.
Khải huyền 10:9 9 Vậy, tôi đi tới vị thiên sứ và xin người cho tôi quyển sách nhỏ. Người phán: Ngươi hãy lấy và nuốt đi; nó sẽ đắng trong bụng ngươi, nhưng trong miệng ngươi nó sẽ ngọt như mật.
3. Đọc để tìm ý chính và tìm sự dạy dỗ
Ô sê 4:6a 6 Dân ta bị diệt vì cớ thiếu sự thông biết. Bởi ngươi bỏ sự thông biết thì ta cũng bỏ ngươi, đặng ngươi không làm thầy tế lễ cho ta nữa;
II Phierơ 3:15-16 16 Ấy là điều người đã viết trong mọi bức thơ, nói về những sự đó, ở trong có mấy khúc khó hiểu,mà những kẻ dốt nát và tin không quyết đem giải sai ý nghĩa, cũng như họ giải sai về các phần Kinh thánh khác, chuốc lấy sự hư mất riêng về mình.
4. Cầu nguyện theo sự dạy dỗ của Kinh Thánh và xin Chúa giúp mình làm theo
Mathiơ 7:21 21 Chẳng phải hễ những kẻ nói cùng ta rằng: Lạy Chúa, lạy Chúa, thì đều được vào nước thiên đàng đâu;nhưng chỉ kẻ làm theo ý muốn của Cha ta ở trên trời mà thôi.

IX. HỎI: THÁI ĐỘ CỦA CHÚNG TA KHI ĐỌC- HỌC- SUY NGẪM KINH THÁNH?
ĐÁP:
1. Cầu nguyện nhờ cậy Đức Thánh Linh để đọc- học- suy ngẫm: Xin Chúa mở lòng, mở trí khôn
Đừng bao giờ ỷ lại vào sự khôn ngoan riêng của chúng ta.
Thi-thiên 119: 18 18 Xin Chúa mở mắt tôi, để tôi thấy sự lạ lùng trong luật pháp của Chúa.
II Phi-e-rơ 1: 20- 21  20 Trước hết, phải biết rõ rằng chẳng có lời tiên tri nào trong Kinh thánh lấy ý riêng giải nghĩa được. 21 Vì chẳng hề có lời tiên tri nào là bởi ý một người nào mà ra, nhưng ấy là bởi Đức Thánh Linh cảm động mà người ta đã nói bởi Đức Chúa Trời.
2. Với tấm lòng khao khát
Khi chúng ta có nhiệt tình khao khát học hỏi thì chúng ta sẽ thấy được sự ngọt ngào của Lời Chúa đến với mình.
Giê-rê-mi 15: 16a  16 Tôi vừa nghe những lời Ngài, thì đã ăn lấy rồi; lời Ngài là sự vui mừng hớn hở của lòng tôi vậy.
3. Với tấm lòng , sự tin quyết sẵn sàng làm theo Lời Chúa dù phải trả giá 
Gia-cơ 1: 22 22 Hãy làm theo lời, chớ lấy nghe làm đủ mà lừa dối mình. 23 Vì, nếu có kẻ nghe lời mà không làm theo, thì khác nào người kia soi mặt mình trong gương, 24 thấy rồi thì đi, liền quên mặt ra thể nào. 25 Nhưng kẻ nào xét kĩ luật pháp trọn vẹn, là luật pháp về sự tự do, lại bền lòng suy gẫm lấy, chẳng phải nghe rồi quên đi, nhưng hết lòng giữ theo phép tắc nó, thì kẻ đó sẽ tìm được phước trong sự mình vâng lời.
Xem thêm Ma-thi-ơ 7: 21

CÁCH THỨC ÁP DỤNG ĐỌC- HỌC- SUY NGẪM LỜI CHÚA
CÁCH ĐƠN GIẢN NHẤT:

Chọn một phân đoạn Kinh Thánh (tốt hơn là có thứ tự lần lượt) và chậm rãi đọc đôi ba lần và trả lời một số câu hỏi sau trong quyển sổ riêng học Kinh Thánh của mình:
1.     Những ai được nói tới trong phân đoạn Kinh Thánh này?
2.     Tôi học được gì về Chúa? Về con người (nhân vật được nhắc tới)?
3.     Có lời hứa  nào cần nắm lấy?
4.     Có gương sáng nào cần noi theo hay một lời cảnh báo nào cần được lưu ý?
5.     Mạng lệnh của Chúa cho tôi là gì ở đây?
6.     Có thể chọn một câu Kinh Thánh lầm câu gốc (câu ghi nhớ)?
7.     Cuối cùng chúng ta cầu nguyện xin Chúa dạy dỗ mình có năng lực làm theo điều CHúa muốn, tránh xa điều sai quấy để trở thành môn đồ đẹp lòng Chúa và ích lợi cho Ngài.

LỜI CAM KẾT:

          Lạy Chúa xin giúp đỡ con để mỗi ngày cho chính con đọc học suy ngẫm Kinh Thánh và cũng giúp, khích lệ cho anh chị em khác trong Hội Thánh cũng biết đọc học Kinh Thánh mỗi ngày.  Và đời sống vâng theo Lời Chúa.


Bài 2. Kinh Thánh
  • Blogger Comments
  • Facebook Comments

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

Top