728x90 AdSpace

20/1/14

Chương 4. Ai viết Cựu ước

CHƯƠNG 04 
AI VIẾT CỰU ƯỚC
“Đức Chúa Trời đã phán… bởi các tiên tri” (Hêb. 1:1)

 Trước thời Môi-se, Đức Chúa Trời nói chuyện trực tiếp với A-đam, Ca-in, Hê-nóc, Nô-ê, Áp-ra-ham, và những người khác nữa. Và họ đã truyền đạt Lời Đức Chúa Trời đến những người khác bằng chính môi miệng họ. Trải qua nhiều thời đại, chữ viết đã được phát minh, Đức Chúa Trời cũng đã sử dụng một số người viết xuống sứ điệp mà Ngài đã truyền cho họ.

Nhưng chúng ta cũng phải luôn luôn nhớ rằng Kinh Thánh là một kho sách, một cuốn sách, viết bởi một tác giả là Đức Thánh Linh. Có một đại đề là sự cứu chuộc, và một sợi dây lịch sử vĩ đại là sự cứu rỗi của Đức Chúa Trời có liên quan đến con người sa ngã. 

Môi-se
Tác giả đầu của Kinh Thánh là Môi-se, là người mà Đức Chúa Trời đã nói với “miệng đối miệng, một cách rõ ràng, không lời đố”(Dân 12:8). Môi-se viết năm cuốn sách đầu tiên gọi là Ngũ Kinh hay Luật Pháp của Môi-se. Người Do Thái gọi là Torah (Luật Pháp). Ông cũng viết Thi-Thiên 90.

Theo lời hứa của Đức Chúa Trời với Áp-ra-ham, Ngài đã nhào nặn Y-sơ-ra-ên thành một quốc gia. Qua ơn thần hựu của Ngài, Môi-se một kẻ sinh ra là nô lệ, “đã học tất cả sự khôn ngoan của người Ai Cập” (Sứ Đồ 7:22). Ông đã học về Đức Chúa Trời của Y-sơ-ra-ên nơi của mẹ mình khi bà làm vú nuôi. Môi se là người được Chúa chọn, là một người của Đức Chúa Trời!

Ông sinh ra vào thời ký hưng thịnh của lịch sử Ai-cập (khoảng năm 1520 T.C ). Tác phẩm của Môi-se được viết và ưa chuộng khắp toàn cầu. Ông đứng đầu hàng của những tiên tri Cựu Ước, là những người bày tỏ ý muốn của Đức Chúa Trời cho dân Y-sơ-ra-ên trên 1000 năm.

Các Tiên Tri
Đức Chúa Trời cho những cuộc thử nghiệm để thẩm định các tiên tri (Phục 13-8). Tiên tri giả là những người không đồng ý với sự mặc khải đã được ban cho, và những lời tiên tri của họ không thành sự thật. Nhờ tiêu chuẩn này, dân Y-sơ-ra-ên sẽ biết ai là những tiên tri thật của Đức Chúa Trời và ai là không phải. Tất cả những tiên tri thật đầu tiêu biểu cho vị Đại Tiên Tri sẽ đến, là Đức Chúa Giê-xu Christ.

Chúng ta không biết tên hết tất cả các vị tiên tri của dân Y-sơ-ra-ên, nhưng chúng ta cũng biết một số khá đông như: Tiên-tri Sa-mu-ên (trong thời kỳ Sau-lơ được xức dầu làm vua và triều đại của Đa-vít), kế tiếp là Đa-vít vừa là vua, là ca sĩ và cũng là tiên tri lớn (Công 2: 30); tiếp sau đó từ Đa-vít đến Ma-la-chi có hàng chục tiên tri. Trong nhóm này có Ê-li, Ê-li-sê, khoảng 850 T.C.; Ê-sai; Ô-sê; Giô-ên, khoảng 725 T.C.; Giê-rê-mi, Na-hum, Ha-ba-cúc, Sô-phô-ni, khoảng 600 T.C.; Ê-xê-chi-ên, Đa-ni-ên và các vị khác trong thời phu tù và hậu phu tù cho đến khoảng 400 T.C., Cũng có những tiên tri ít biết tới cũng đã ghi chép lịch sử trong thời kỳ này. Các vị này được đề cập đến trong các bảng liệt kê ở các sách Sử Ký. Trong thời Đa-vít, I Sử Ký 29:29 đề cập đến Sa-mu-ên, Na-than, và Gát. Thời Sa-lô-môn, II Sử Ký 9:29, có A-hi-gi-a và Giê-đô. Trong II Sử Ký 12:15, Sê-ma-gi-a cũng được nhắc đến trong việc chép về điều đạo của Rô-bô-am. Những vị khác như Giê-hu, con trai của Ha-na-ni, là người viết về Giê-hô-sa-phát (II Sử 20:34). Ê-sai viết về Ô-xia và Ê-xê-chia (II Sử 26:22 và 32:32). Nhiều tiên tri khác cũng đã được nói tới.

Chúng ta có thể biết được hầu hết các tiên tri đã viết các sách Cựu ước:

-   Giữa Ngũ Kinh và thời Đa-vít, lịch sử của Y-sơ-ra-ên nằm trong sách Giô-suê, Các Quan Xét, Ru-tơ và có lẽ Gióp. Các sách Quan Xét và Ru-tơ trình bày thời kỳ từ Giô-suê đến Sam-sôn. Các Quan Xét mô tả tình trạng tội lỗi trong thời đó (Quan Xét 17-21). Ru-tơ là bức tranh đẹp của người tin kính đã giữ vững đức tin trong thời kỳ đen tối. Ru-tơ là bà nội tổ của vua Đavít. Các Quan Xét và Ru-tơ có lẽ đã được viết vào cuối thời kỳ này. Sách Gióp có thể được viết trước Môi se.
- Đa-vít khoảng 1000 T.C. là tác giả chính của Thi Thiên. Hê-man, A- sáp và các tác giả khác được coi như là các tiên tri của Đức Chúa Trời (I Sử 25:5; II Sử 29:30).
- Sa-lô-môn viết Truyền Đạo, Nhã Ca và hầu hết các Châm Ngôn. Vua Sa-lô-môn trị vì 960-920 T.C.  Ông được gọi là tác giả của “Văn chương Khôn ngoan”.
Trọng tâm của sách Châm Ngôn là “Kính sợ Chúa là khởi đầu sự thông sáng” “người khôn” là người tin kính Chúa; còn “kẻ dại” là tội nhân.
Sách Truyền Đạo là sách triết lý, đặt ra những nan đề “Mục đích của đời người là gì?” và câu trả lời tối hậu của “người truyền đạo, con vua Đa-vít, vua của Giê-ru-sa-lem” là “kính sợ Đức Chúa Trời và giữ các điều răn Ngài”- ngay trong những dòng cuối của sách này (Truyền Đạo 12:13).
- Sách Nhã Ca của Sa-lô-môn là tập thơ tình chân thật, tiêu biểu cho tình yêu Đức Chúa Trời cho dân Ngài.
- Có ba đợt tiên tri hoàn tất Cựu Ước khoảng năm 700-800 T.C., Đức Chúa Trời dấy lên những tiên tri vĩ đại để cảnh cáo và yên ủi dân Y-sơ-ra-ên trong thời gian bị người A-sy-ri đe dọa. Những vị này gồm Ê-sai, “nhà tiên tri Phúc Âm”, và một số Tiểu Tiên Tri: Giô-ên , A-mốt, Giô-na, Ê-sai, Ô-sê, Mi-chê và Áp-đia.
- Trong thế kỷ sau, bắt đầu bằng năm 625 T.C., Giê-rê-mi nói tiên tri cho vương quốc đang chết dần, Giu-đa. Thời kỳ này cũng có ba Tiên Tri cùng phục vụ Chúa - Na-hum, Ha-ba-cúc và Sô-phô-ni. Tất cả đều tiên đoán sự sụp đổ của Ni-ni-ve, thủ đô dân A-sy-ri. Những lời tiên tri này đã được ứng nghiệm năm 612 T.C.
- Trong thời gian lưu đày tại Ba-by-lôn, Ê-xê-chi-ên và Đa-ni-ên làm tiên tri đã mặc khải về Đấng Cứu Tinh đã nói trước bởi Đa-vít, Ê-sai, Michê và những tiên tri khác.
- Sau thời gian lưu đày, người Do Thái trở về xứ Palestine.
Năm 538 T.C, trong thời này, A -ghê và Xa-cha-ri làm tiên tri cho dân chúng tại Giê-ru-sa-lem và sách Ê-xơ-tê được viết.
Cuộc hồi hương lần thứ hai thì sách Ê-xơ-ra và Nê-hê-mi đã viết theo dõi lịch sử cho đến năm 400 T.C. Ma-la-chi, người cuối cùng của các tiểu tiên tri đã hoàn tất Cựu Ước khoảng 400 T.C. 
Như thế Cựu Ước đã được viết từ 1400T.C. đến 400 T.C. do hơn 20 tác giả biết rõ tên và một số tác giả không biết rõ danh tánh. Bản Kinh Thánh Cựu Ước chia ra làm 5 phần.
Sách Luật Pháp (5 sách );  Sách Lịch Sử (12 sách ); Sách Thi Ca (5 sách ); Sách Đại Tiên Tri (5 sách);  Sách Tiểu Tiên Tri (12 sách ). Tổng cộng 39 sách

Đây là sách mà Đức Chúa Giê-xu đã nói đến, sau khi Ngài phục sinh, lúc Ngài thách thức các môn đồ hãy tin “tất cả những gì các vị tiên tri đã nói”. (Lu 24:25).

NIÊN HIỆU CỦA SÁCH CỰU ƯỚC
1400 T.C Sáng Thế Ký, Xuất Ê-díp-tô Ký, Lê vi Ký, Dân Số Ký, Phục Truyền Luật Lệ Ký.
1400 T.C. Gióp (?).
1350 T.C. Giô-suê
1050 T.C. Các Quan Xét, Ru-tơ.
1000 T.C. Thi Thiên (đa số).
1000 - 575 T.C. I, II Sa-mu-ên, I, II Các Vua.
950 T.C. Châm Ngôn, Truyền Đạo, Nhã Ca.
750 - 700 T.C. Ê-sai, Ô-sê, Giô-ên, A-mốt, Áp-đia, Giô-na, Mi-chê.
625 - 575 T.C. Giê-rê-mi, Na-hum, Ha-ba-cúc, Sô-phô-ni.
600 - 539 T.C. Ê-xê-chi-ên, Đa-ni-ên.
539 - 515 T.C A-ghê, Xa-cha-ri.
475 T.C. Ê-xơ-tê.
456 - 400 T.C. I, II Sử Ký(?).
456 - 400 T.C. Ê-xơ-ra, Nê-hê-mi, Ma-la-chi.
Thứ Kinh
Là những sách không được người Tin Lành không liệt kê chúng vào bộ Kinh Thánh.
- Tên Của Các Thứ Kinh
Các Thứ kinh đượcviết vào thời kỳ giữa Cựu Ước và Tân Ước. Chỉ một sách có niên hiệu. Hai sách Judith và Tobít, nói về việc xâm lăng của người A-sy-ri và người Ba-by-lôn. Hai sách nữa, I và II Mac-ca-bê ghi chép cuộc chiến tranh dành độc lập của người Do Thái khoảng 165 T.C. Hai sách nữa là sách dạy đời: Ecclesiaticus và Khôn Ngoan của Sa-lô-môn. Một sách là phần thêm vào của Giê-rê-mi. Ngoài ra, có hai phần ngắn thêm vào sách Ê-xơ-tê và Đa-ni-ên.

- Josephus, Sử Gia Do Thái
Những sách này không được kể vào phần kinh điển của Cựu Ước vì chúng không có trong Kinh Thánh được công nhận và được dùng bởi Đức Chúa Giê-xu Christ và các vị Sứ Đồ. Sử gia Do Thái Josephus, viết khoảng 90 S.C. Ông sống trong thời kỳ sụp đổ của thành Giê-ru-sa-lem vào 70 S.C. Bản tự thuật của ông cho biết thế nào Đại đế Titus đã cho ông các cuốn sách thánh lấy từ đền thờ Giê-ru-sa-lem khi đền thờ bị tàn phá. Ông đã có tư cách để biết rõ về bản Kinh Thánh được kinh điển trong thời Đức Chúa Giê-xu.

KT Tân ước có trích dẫn KT Cựu ước nhưng không có trích dẫn câu nào từ Thứ kinh. Tân ước nói tới Cựu ước bằng danh hiệu “luật pháp và các sách tiên tri” hay “Môi se và các sách tiên tri” và Chúa Giê-xu cũng đề cập đến nhưng chẳng bao giờ nói tới Thư Kinh.

- Các Cuộn Biển Chết 
Các Cuộn Biển Chết cung cấp sự xác chứng thêm và chứng tỏ Kinh Thánh là tác phẩm của Môi-se và các tiên tri. Chúng trích dẫn từ nhiều sách của Cựu Ước như là Kinh Thánh, nhưng không trích điều gì từ các Thứ kinh.

- Bản Bảy Mươi 
Bản Bảy Mươi xưa đã hoàn tất có niên hiệu sớm hơn Thứ kinh như vậy bản này không có thứ kinh.

- Các Giáo Phụ Hội Thánh Đầu Tiên
Hầu hết các giáo phụ Hội Thánh đầu tiên có đã có đụng chạm ít nhiều đến vấn đề này họ đều loại bỏ Thứ kinh. Như:
Melito, giám mục tại Sardis, năm 170 S.C. liệt kê các sách Cựu Ước giống như bản mục lục của chúng ta, ông không có liệt kê Thứ kinh.
Nhà trí thức Origen của Ai Cập, năm 250 S.C. cũng loại trừ Thứ kinh.
Jerome, người dịch Thứ kinh ra La Tinh, cũng đã nói tỏ tường các sách đó không phải thuộc vào hàng kinh điển. 
Tại Hội nghị ở Trent năm 1545 S.C. của Hội Thánh Công Giáo La Mã khi họ chống đối Tin Lành, thì họ cố cho là Thứ kinh được linh cảm mà thôi. Đây cũng là điểm khá lỏng lẻo trong thần học Giáo Hội Công Giáo.


Chúng ta là người Tin Lành tin 39 sách Cựu Ước là lời được linh cảm bởi Đức Chúa Trời. Thứ kinh không được hà hơi. KT Cựu ước được Đức Chúa Giê-xu và các Sứ Đồ chấp thuận. Các Thứ kinh thì không. Tân Ước, tác giả các Cuốn Biển Chết, và Josephus gọi 39 sách Cựu ước là tác phẩm của các tiên tri. Thứ kinh và các sách chia không được chứa đựng là lời xưng là được khải thị bởi Đức Chúa Trời. Khi đọc Thứ kinh chúng ta chỉ để có thêm tin tức và hứng thú, nhưng chúng ta hãy đức tin trọn vẹn và sự tín nhiệm cho những sách được Chúa Giê-xu Christ chấp thuận.


Chương 4. Ai viết Cựu ước
  • Blogger Comments
  • Facebook Comments

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

Top