728x90 AdSpace

20/1/14

Chương 5. Ai viết Tân ước

CHƯƠNG 05
AI VIẾT TÂN ƯỚC ?

Các Giáo Phụ Của Hội Thánh
Các giáo phụ của Hội Thánh đầu tiên, là những người thường được gọi là “các giáo phụ kế tiếp các Sứ Đồ”. Vai trò của giáo phụ rất quan trọng để xác định quyền tác phẩm do Phao-lô cùng các sứ đồ khác viết trong KT Tân ước:
- Clement ở Rô-ma là Giám Mục tại Rô-ma. Ông có viết một bức thư gởi cho Hội Thánh Cô-rinh-tô khoảng 95 S.C., có lẽ trước khi Sứ Đồ Giăng qua đời.
- Ignatius, giám mục tại An-ti-ốt, đã tuận đạo tại Rô-ma khoảng 117 S.C. chúng ta còn giữ được bảy bức thư do chính tay ông viết, có đề cập nhiều đến các sách Tân Ước khác.
- Polycarp: Ông đã dùng khá nhiều các sách Tân Ước để viết thư gởi cho Hội Thánh Phi-líp năm 117S.C
- Papias, sống khoảng 140 S.C. Ông cho biết thế nào ông đã chuyên tâm tìm tòi các truyền thống nói về các Sứ Đồ từ nơi những người tự cho là đã nghe các vị Sứ Đồ giảng dạy. Ông có đề cập đến 7 trong số 12 vị Sứ Đồ. Và cuốn sách Lịch Sử Hội Thánh của Eusebius, viết vào khoảng 300 S.C cũng đã trích dẫn một số lời của ông.
- Justin sống sau Papias một ít, khoảng 145 S.C. Trước khi tử vì đạo, ông đã viết một số sáchhiện chỉ có bảy quyển.

Các Tác Phẩm Tổng Quát Của Các Giáo Phụ
Những văn phẩm trên trải dài đến năm 145 S.C. tức 50 năm sau khi vị Sứ Đồ cuối cùng qua đời, là một bằng chứng rất tốt về việc sử dụng rất sớm các sách trong Tân Ước. Mặc dù cũng đã có rất nhiều tác phẩm bị mất đến nay chưa tìm thấy.

Các Tác Phẩm Của Phao-lô
Khi đọc các bức thư của Phao-lô chúng ta có thể được ông viết vào thời gian nào, thậm chí đối với những người có khuynh hướng chỉ trích cũng đồng ý như vậy.
Dưới đây là những tác phẩm của Phao-lô cùng với hành trình của ông trong cuộc đời mình hầu việc Chúa:

Hành trình
Tác phẩm
Hành trình truyền giáo lần I (cõi Tiểu Á)
Không viết thư nào
Hành trình truyền giáo lần II
I Tê-sa-lô-ni-ca
(Qua Tiểu Á, Hy Lạp và hai năm tại Cô-rinh-tô)
II Tê-sa-lô-ni-ca
Hành trình truyền giáo lần III
Rô-ma, I, II Cô-rinh-tô
(Giống như lần hai, và 3 năm tại Ê-phê-sô)
Ga-la-ti (hay sớm hơn)
Ở tù tại Palestine 2 năm
Không thư nào
Ở tù lần I tại Rô-ma, 2 năm
Các thư tín trong tù: Ê-phê-sô, Phi-líp, Cô-lô-se, Phi-lê-môn
Thời kỳ tự do. Đi Trô-ách và có lẽ Tây Ban Nha (?)
I Ti-mô-thê, Tít, Hê-bê-rơ (?)
Ở tù lần II tại Rô-ma và tuận đạo
II Ti-mô-thê

Sách Tin Lành Lu-ca
Lu-ca rất thân cận với Phao-lô. Cùng với sách Tin Lành Lu-ca mà mình đã viết (Lu-ca 1:1-13 ) thì Lu-ca cũng đã nói tác phẩm thứ nhì của mình là Công Vụ Các sứ đồ  gởi cho Thê-ô-phi-lơ (Công Vụ 1:1 )
Sách Phúc Âm Lu-ca và Công Vụ Các Sứ Đồ được dùng bởi giáo phụ Hội Thánh đầu tiên Ignatius và Polycarp. Và Justin Martyr trích 4 sách Phúc Âm cùng đã mô tả buổi thờ phượng Chúa được trích trong sách Công vụ các sứ đồ trong sự giảng dạy của ông.

Thơ Hê-bê-rơ 
Chưa có sự khẳng định rõ ràng về tác gải của bức thư này, nhiều người tin bức thư này là của Phao-lô viết nhưng cũng có nhiều người tin bức thư này là thư ký hay cộng sự viết dưới sự hướng dẫn của ông (như Rô-ma 16: 22 ).
Thơ Hêbơrơ được biết đến và dùng rất sớm, từ thời Clement ở Rôma, năm 95 S. C. Đầu tiên thư nầy được chấp nhận cách rộng rãi, rồi bị ở phương Tây đặt nghi vấn và tác giả, nhưng cuối cùng được toàn thể Hội Thánh chấp nhận. Hêbơrơ được viết trong khoảng cuối cuộc đời của Phaolô.

Sách Phúc Âm Ma-thi-ơ
Phúc Âm Mathiơ là sách có bằng chứng được đề cập đến sớm nhất. Sách được dùng nhiều bởi các vị Clement, Ignatius, Polycarp và một số khác nữa. Nhưng mục đích tác giả Mathio viết sách này là dành cho người Giu-đa, một thành phần đông đảo của Hội Thánh đầu tiên.

Sách Phúc Âm Mác
Mác viết sách Phúc Âm thứ nhì, theo Papias, là người phụ tá của Phi-e-rơ, hay là thông dịch viên của Phi-e-rơ tại Rô-ma. Justin Martyr đã dùng sách Mác. Irenaenus và Clement ở Alexandria đều đồng ý Mác là chính tác giả. Và 9/10 sách Mác đều tìm thấy trong Ma-thi-ơ hay Luca. Mục đích của tác giả Phúc Âm Mác là viết cho người ngoại bang, có lẽ cho người Rô-ma là những người Phi-e-rơ đang phục vụ.

Các Tác Phẩm Của Giăng
Các Tác Phẩm Của Giăng bao gồm gần hết các sách còn lại trong Tân Ước. Giáo phụ Hội Thánh Polycarp biết Giăng sống rất lâu tại Ê-phê-sô. Đảo Bát-mô, nơi Giăng bị lưu đày cũng gần Ê-phê-sô. Giáo phụ Irenaeus, môn đệ của Polycarp, cho rằng Giăng sống đến thời Trajan (98 - 117 S.C.). 
Giáo phụ Clement ở Rô-ma và Ignatius đều đề cập đến sách Phúc Âm Giăng. Polycarp có lẽ đã biết Phúc Âm Giăng, I Giăng và Khải Huyền. Justin làm chứng về Phúc Âm Giăng và Khải Huyền. Mãnh vụn Muratorian có trích dẫn rõ tên sách Phúc Âm Giăng, Khải Huyền và hai thư tín nữa, có lẽ II Giăng và III Giăng. Nó cũng trích dẫn I Giăng 1:1. Các lời chứng như vậy cũng khá đủ tác giả, tác phẩm của Giăng.
Gần đây đã tìm thấy một mảnh nhỏ giấy chỉ thảo (papyrus) được khám phá tại Ai Cập năm 1917 chứa đựng 5 câu trong Giăng 18. Có lẽ Justin hay Polycarp đã thấy sách Phúc Âm này khi họ còn sống.

Phi-e-rơ, Gia-cơ và Giu-đe
Các thư tín nhỏ hơn của Phi-e-rơ, Gia-cơ và Giu-đe chỉ có một ít nhân chứng về tính cách cổ xưa của chúng mà thôi, nhưng các lời chứng rất đáng tin cậy. Clement có ám chỉ đến sách Gia-cơ. Polycarp cũng ám chỉ đến I và II Phi-e-rơ. Papias thì nói đến I Phi-e-rơ. Mảnh vụn Muratorian đề cập đến Giu-đe. II Phi-e-rơ có nội chứng rất mạnh làm hậu thuẫn; nó xác định rằng đây là thư thứ nhì của Phi-e-rơ, Sứ Đồ, (1:1;3:1-2). Thật thích thú khi thấy Giu-đe(c.18) trích từ thư của Phi-e-rơ và gọi đó là công việc của một Sứ Đồ (II Phi 3:3). Một bản giấy chỉ thảo Bodmer (VII-IX) vừa mới đây có chứa I và II Phi-e-rơ và Giu-đe, được định là có trước 300 S.C.


Chẳng có sách nào khác ngoài Kinh Thánh được khảo sát rộng rãi như vậy. Cũng chẳng có bằng chứng tích cực về các sách nào khác được viết bởi các Sứ Đồ. Mặc dù Chúa Giê-xu Christ không trực tiếp viết các sách của Tân Ước. Nhưng trong chức vụ của Ngài đã chọn và bổ nhiệm 12 vị Sứ Đồ, rồi thêm vào Phao-lô, để làm nền tảng của Hội Thánh. Những người này được bổ nhiệm một cách thiêng thượng, được ban quyền năng thiên thượng của Đức Thánh Linh để viết về KT Tân ước- Giao Ước Mới của Đức Chúa Giê-xu Christ. Vậy chúng ta hãy tin Kinh Thánh hãy vui mừng trong lời của Đức Chúa Trời.!


Chương 5. Ai viết Tân ước
  • Blogger Comments
  • Facebook Comments

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

Top