728x90 AdSpace

21/1/14

Chương 4. Lập dàn bài


Mục  đích  của  dàn  bài  (outline)  là  sắp  xếp thông  tin  mà  bạn  sẽ  dùng  để  chứng  minh  cho luận  đề  hoặc  giả  thuyết  được  đặt  ra.  Thông  tin cần được sắp xếp một cách có hệ thống để người đọc  có  thể  hiểu  được  quan  điểm  mà  bạn  muốn trình bày. 

Dàn  bài  bao  giờ  cũng  cần  thiết  để  bạn  thể hiện một ý tưởng thành một bài nghiên cứu. Một số  giáo  sư  sẽ  yêu  cầu  bạn  đệ  trình  một  dàn  bài chính  thức  để xem  trước  vấn  đề  bạn  đưa  ra  có khả thi hay không. Ngay cả khi bạn không được yêu  cầu  đệ  trình  một  dàn  bài,  thì  việc  lập  dàn bài  vẫn là cách tốt nhất để giúp bạn nghiên cứu cấu trúc và phân loại ý tưởng.

Bạn cần thu thập một số tài liệu căn bản liên hệ  đến  đề  tài  của  bạn  và  phác  thảo  dàn  bài   sơ khởi.    Sau  đó  bạn  tiếp  tục  thu  thập  tài  liệu.  Trong  t iến  trình  thu  thập  tài  liệu,  khảo  cứu ,  và viết   bản  thảo,  bạn phải  sẵn  sàng  thay  đổi  dàn bài.  Lập   dàn  bài trước  và  sửa  chữa  kỹ  lưỡng trong  quá  trình  khảo  cứu  và  viết   bản  thảo  sẽ giúp bài khảo luận của bạn có một cấu trúc mạch lạc  và  ý  nghĩa,  phản  ảnh  được  nội  dung của  bài viết .  

Để có thể  lập  một dàn bài, bạn cần biết   cách tìm  ý,  quyết định câu luận đề (thesis statement), nguyên  tắc  sắp  xếp,  loại  dàn  bài  va   hình  thức trình bày dàn bài. 

1.   Cách  Tìm Ý 
  a.   Phương pháp động não 
Bước  1:  Khi  sử dụng  phương  pháp động  não (b rainstorming), b ạn hãy viết xuống tất cả những ý  tưởng  về  đề  tài  xuất  hiện  trong  tâm  trí  của bạn.  Đừng  ngắt  dòng  suy  nghĩ  để  xem  xét  liệu chúng  có  ích  hay  không.  Bạn  hãy  viết  những  ý nghĩ  này  dù  chỉ  là  một tư,  một  cụm  từ,  hay  có thể   là  những  từ  viết  tắt.  Bạn  hãy  viết  nhanh chóng mà không cần xem xét từng ý tưởng.  Đừng cố gắng sắp xếp chúng   nhưng chỉ viết bất cứ điều gì bạn nghĩ mà thôi. 

Bước  2:  Nhìn  lại  bảng  liệt  kê  những  từ  và cụm từ mà bạn đã ghi ra.  Đọc lại những  yêu cầu của đề tài và suy nghĩ kỹ những vấn đề cần bàn thảo. Tiến hành sắp xếp và phân loại theo cách thức liên hệ đến đề tài của bạn.  Đánh dấu chúng theo  cách  nào  đó,  chẳng  hạn  như:  khoanh  tròn những  từ  và  cụm  từ  cùng  chung  một  ý  tưởng.  Gạch bỏ những ý tưởng không liên quan đến yêu cầu. 

Bước 3:  Viết một dàn bài ngắn gọn hoặc liệt kê những ý tưởng theo từng vấn đề, từng loại.

Bước  4:  Khởi  sự  bài  viết  của  bạn,  sắp  xếp bảng liệt kê thành những đoạn văn. 

Ví dụ: 
Đề tài: Quảng cáo
Yêu  cầu  của  đề  tài:  Quảng  cáo  là  một  hình thức phổ biến  để giới thiệu  cho dân chúng biết về một sản pha m  mới. Một số người cảm thấy quảng cáo  nói  chung  là  ích  lợi,  một  số  khác  lại  cảm thấy  có  hại.  Hãy  trình  bày  ý  kiến  của  bạn  về những  ảnh  hưởng  tốt  và  xấu  của  quảng  cáo,  và quyết định xem bạn tán thành ý kiến nào. 

Bước 1: Ghi ra những ý tưởng bất chợt
Tivi 
Xấu 
Radio
Báo 
Những bài hát và những câu chuyện
Quá ồn ào
Không thích 
Tranh hí họa, hoạt hình
Học về sản phẩm
Đắt đỏ để sản xuất 
Thông tin không thật
Những tờ quảng cáo làm  mất mỹ  quan
Giúp tôi biết những gì đang bán
Giúp tôi mua đúng giá tại các  cửa hiệu 
Tiết kiệm thời gian chọn lựa cửa hàng
Ví tiền
Những vật dụng

Bước 2: Phân loại những ý tưởng
Sắp  xếp  những  ý  tưởng  trên  theo  từng  loại, chẳng hạn:  TV,  radio,  tranh  hí  họa,  hoạt  hình:  những phương tiện quảng cáo  
Bạn có thể làm dấu cho  từng loại, chẳng hạn dấu x  trước  những  ý  tưởng  thuộc  loại  những phương  tiện  quảng  cáo,  khoanh  tròn  những  ý tưởng liên h ệ đến lợi ích, bỏ vào ngoặc [ ] những chữ  liên  hệ  đến  khía  cạnh  tiêu  cực  hay  tác  hại của quảng cáo ... 

Bước  3:  Lập  một  dàn  bài  sơ  khởi  dựa  vào những ý tưởng đã được phân loại
Ví dụ: 
1.   Những phương tiện quảng cáo:
TV  –  những  ảnh  hưởng  đối  với  người xem 
Radio –  những  ảnh  hưởng  đối  với  người nghe
Báo  chí –  những  ảnh  hưởng  đối  với  độc giả
Những tờ quảng cáo
. . . . . . . . .  . . . . . . . . . . . . . 
. . . . . . . . .  . . . . . . . . . . . . . 
                (Thêm vào những ý tưởng khác của bạn ) 

2.   Những lợi ích:
Giúp tôi biết những gì đang bán
Giúp tôi mua đúng giá tại các cửa hiệu 
Tiết kiệm thời gian chọn lựa cửa hàng

3.   Những tác hại:
Quảng cáo trên TV quá ồn
Không thích  bị quấy rầy
Thông tin không xác thực, phóng đại  
(Thêm vào những ý tưởng khác của bạn )  

4.   Những minh họa:
Cái ví tôi đã mua
Do sức thu hút của quảng cáo, tôi  đã mua những món đồ không thật sự cần thiết.

Bước 4: Dựa   vào bảng liệt kê trên và sắp xếp lại các chi tiết cho hợp lý, mạch lạc, thêm vào các ý tưởng liên hệ  đến từng loại. Trong mỗi cụm ý tưởng, bạn có thể chia thành những cụm ý tưởng nhỏ hơn để có một dàn bài chi tiết hơn.   

  b.  Phương pháp cụm ý tưởng 
Bước  1:   Khi  sử  dụng  phương  pháp  cụm  ý tưởng  (clustering),  bạn  hãy  viết  đề  tài  lớn  vào ngay  trung  tâm  tờ  giấy,  và  vẽ  một  đường  tròn quanh nó.  Khi bạn suy nghĩ về đề tài, hãy viết những ý tưởng trên những đường chẻ ra từ vòng tròn,  những  đề  tài  nhỏ  hơn  viết  trên  nhánh  kế tiếp  ra  từ  đề  tài  lớn  hơn  trước  chúng.  Với phương pháp này, bạn đang thực hiện một phần nhỏ của việc sắp xếp ngay lúc bạn gom nh ững ý tưởng quanh chủ đề lớn.  

Bước  2:  Xem  lại  từng  cụm  ý  tưởng  của  bạn.  Tìm những cụm ý tưởng liên quan  đến đề tài của bạn. 

Bước  3:   Tiến  hành  bài  viết,  giữ  những  ý tưởng tập trung vào đề tài của bạn. 

Ví dụ:    
Đề  tài:  Sự  thành  công  của  Công  Ty  Giày Thuận Hóa.
Yêu cầu của đề tài: Cho biết lý do khiến Công Ty Giày Thuận Hóa thành công lớn ở Việt Nam. 
Trước  tiên  công  ty  đã  khởi  đầu  như  là  một xưởng nhỏ trong vòng gia đình.  Tất cả mọi thành viên  đều  làm  việc  và  tận  tâm vì  thế  họ  đã  tiết kiệm được rất nhiều tiền công trả cho nhân viên.  Số  tiền  đó  cho  phép  họ  khuyếch  trương  công  ty nhanh chóng.  

Công Ty  Thuận Hóa

Tổ hợp gia đình              Vật liệu tốt                      Danh tiếng tốt                
Nhân công rẻ                  Mặt hàng đa dạng           Giao hàng nhanh chóng
Tận tâm                   Giá thành hạ                   Sản xuất  kịp thời hạn 


 Lý do thứ hai, Công Ty Giày Thuận Hóa mua những  nguyên  liệu  thô  thật  tốt  để  chế  biến sản phẩm  của  họ  như  giày  tennis,  banh  tennis,  vợt tennis chất lượng cao . Từ đó danh tiếng của công ty với những sản phẩm của họ đã được biết đến khắp nơi, từ nam ra bắc.   

Lý  do  thứ  ba,  họ  sản  xuất  đúng  thời  hạn, giao hàng nhanh chóng và hiệu quả.   
Vì những lý do đó, Công Ty Giày Thuận Hóa đã và đang ngày càng phát triển nhanh  chóng.  

  c.  Phương pháp biểu đồ phát triển 

Phương pháp  biểu đồ phát triển (flow chart) rất thích hợp cho việc   sắp xếp các ý tưởng đi từ nguyên nhân đến hậu quả.  Nguyên nhân của sự việc này sẽ  dẫn đến   hậu quả của sự việc khác, và hậu quả của sự việc đó sẽ trở thành nguyên nhân của  sự  việc  khác  nữa và  dẫn  đến  một  hậu  quả cuối cùng. 

Ví dụ:    Rượu và tai nạn xe hơi
Phần  lớn  những  tai  nạn  xe  hơi  là  do  ảnh hưởng  của  rượu.  Một  người  uống  quá  nhiều  bia hay  rượu  sẽ  ở  tro ng  trạng  thái  say  rượu.  Tình trạng  này  biểu  hiện  qua  việc  chóng  mặt,  mất thăng  bằng,  buồn  ngủ  hay  mất  kiểm  soát.   Đây là  một  trong  những  vấn  đề  nguy  hiểm  đối  với người  lái  xe.    Trên  đường  phố,  một  người  tài  xế say rượu   thì hoa mắt đến nỗi không còn để ý đến các  bảng  hiệu  giao  thông,  và  người  này  có  thể chạy vượt qua đèn đỏ hay bảng báo hiệu dừng lại, hoặc tăng tốc độ quá quy định giới hạn. Hậu quả là  người  say  rượu   có  thể  tông  vào  xe  khác  hoặc người đi bộ.  Khả năng người tài xế say rượu gây ra cái chết cho chính mình và người khác là rất lớn.    Vì  thế  chính  quyền  đã  đề  ra  những  quy định nghiêm cấm những tài xế uống rượu. 

Đề tài:  Rượu và tai nạn xe hơi  
  Nguyên nhân - hậu quả 
 Rượu - Say rượu 
-  Chóng mặt
-  Cơ thể mất thăng bằng
-  Buồn  ngủ 
-  Mất kiểm soát 
- Thiếu chú ý
- Vượt tốc độ quy định 
- Lạc tay lái 
- Tai nạn 

2.    Cách Sắp Xếp Ý Tưởng và Thông Tin
Việc sắp xếp ý tưởng và thông tin trong bài khảo luận thường hình thành cách tự nhiên theo quá  trình  nghiên  cứu  và  viết  bản  thảo.  Những phương  pháp  hay  những  kiểu  mẫu  cho  việc  sắp xếp  bài  viết  chỉ  có  tính  cách  lý  thuyết  căn  bản, kinh nghiệm có thể giúp bạn tìm ra những kiểu mẫu  thích  hợp  nhất  cho  bài  viết  của  mình.  Những  kiểu  mẫu  căn  bản  giúp  bạn  hình  thành cấu  trúc  của  bài  viết  cách  hữu  hiệu,  đó  là:  theo thứ tự thời gian, địa dư, tầm mức quan trọng, từ tổng  quát  đến  đặc  thù,  đặc  thù  đến  tổng  quát, phân loại, so sánh và đối chiếu, nguyên nhân và hậu  quả,  phân  tích.    Bạn  có  thể  phối  hợp  các kiểu  mẫu  với  nhau,  và  cũng  có  thể  áp  dụng  mỗi kiểu  mẫu  cho  từng  phân  đoạn  hoặc  toàn  bộ  bài viết. 

  a.   Sắp xếp ý tưởng theo thứ tự thời gian    
  Các phần được trình bày lần lư ợt theo thứ tự thời gian, từ sau đến trước hoặc từ trước đến sau.
Mẫu  theo  thứ  tự  thời  gian  thường  thích  hợp  đối với bài viết một loạt các sự kiện lịch sử, chính trị và xã hội.  Ví dụ: 
  Đề tài: Phản ứng của những bệnh nhân sắp qua đời

Tiến sĩ Elisabeth Kubler-Ross đã nhận dạng 5 giai đoạn trong phản ứng của những bệnh
nhân  sắp  chết  như  sau.  Giai  đoạn  đầu  tiên là  phủ  nhận.    Bệnh  nhân  sẽ  bác  bỏ  tính  chất  trầm  trọng  của  căn  bịnh  mình  va   cho rằng có một cái gì đó sai trật trong sự chẩn đoán.  Giai đoạn thứ hai, người bịnh trở nên tức giận.  Họ hỏi: “Tại sao lại là tôi?” và bắt đầu  trách  trời,  số  phận  hay  thậm  chí  là những bác sĩ của họ.  Giai đoạn tiếp theo là tình  trạng  suy  nhược.    Suốt  trong  thời  kỳ này, những bịnh nhân cảm thấy không còn hi vọng và thờ ơ với cuộc sống.  Thời kỳ thứ tư là giai đoạn mặc cả, họ bắt đầu mặc cả để được sống.  Họ có thể hứa với trời  hay bác sĩ họ  sẽ  thay  đổi  tốt  hơn,  họ  sẽ  không  hút thuốc, uống rượu, hay làm bất cứ điều gì cần thiết miễn là họ có thể sống còn.  Giai đoạn thứ năm là giai đoạn mà người bịnh bắt đầu chấp  nhận,  họ  nhẫn  nhục  chấp  nhận  điều không thể tránh khỏi.  Họ không vui nhưng đạt được sự yên ổn trong nội tâm.   

Bạn có thể xắp xếp ý tưởng trên theo thứ tự thời gian như sau: 

Ví dụ 1:  
Đề tài:   Phản ứng của bệnh nhân sắp qua đời
1. Giai đoạn  phản kháng 
2. Giai đoạn  tức giận 
3. Giai đoạn suy nhược
4. Giai đoạn mặc cả
5. Giai đoạn chấp nhận 

Ví dụ 2: 
Đề tài:  Hội Thánh Tin Lành Việt Nam Trong Thời Kỳ Chiến Tranh
Giành Độc Lập (1945-1954) 
1.  Thời kỳ khó  khăn và tản lạc (1945- 1947) 
2.  Thời kỳ phục hồi và củng cố (1948-1950) 
3.  Thời kỳ nỗ lực phát triển (1950- 1954) 

  b.  Sắp xếp ý tưởng theo không gian   
Người  viết  triển  khai  đề  tài  theo  từng  địa điểm hay địa lý, từ xa đến gần hoặc từ gần đến xa,  từ  rộng  đến  hẹp  hoặc  từ  hẹp  đến  rộng.  Bài viết sẽ đưa độc giả xuyên suốt đề tài qua từng nơi chốn, từng môi trường, từng địa điểm, v.v...  

Ví dụ 1:   
Đề tài:  Tìm Hiểu Các Sắc Tộc Tại Miền Nam Việt Nam
1.  Các sắc tộc miền bắc Trung phần 
2.  Các sắc tộc miền cao nguyên Trung phần 
3.  Các sắc tộc miền đông Trung phần 
4.  Các sắc tộc miền nam  Trung phần 

Ví dụ 2: Tổ Chức Hành Chánh Giáo Hội Giám Lý
1.  Đại hội đồng toàn quốc
2.  Đại hội đồng giáo khu
3.  Đại hội đồng giáo phận
4.  Đại hội đồng giáo hạt 
5.  Đại hội đồng hội thánh địa phương

  c.  Sắp xếp ý tưởng theo lối phân tích  

Một vài đề tài sẽ được hiểu thấu đáo hơn khi khảo sát từng phần.  Phân tích là qui trình phân chia  đề  tài  thành  nhiều  phần  và  phân  loại chúng.  Khi  bạn  đọc  một  bài  báo  (sách  hay  một bảng báo cáo), bạn sẽ có những ý kiến đáp lại với ý  tưởng  nêu  ra  của  bài  báo.    Bạn  sẽ  phải  phân tích và lý giải vấn đề như: 
-   Tại sao bạn đồng ý/không đồng ý với ý kiến của bài báo? 
-   Lý luận  và thực tiễn nào hỗ trợ cho ý kiến của bạn?

Một bài viết  phân tích đòi hỏi bạn quan sát, xem  xét   vấn  đề  một  cách  cẩn  thận.  Để  có  thể thuyết  phục  người  đọc,  bạn  phải  chứng  tỏ  lý  lẽ của bạn là đáng giá. Bạn phải hỗ trợ lý luận của bạn bằng cách dựa vào những sự kiện, những ví dụ, sự mô tả và kinh nghiệm cá nhân. 

Ví dụ 1:  
Đề tài: Mối nguy hại của truyền hình
Để nhận định về tác hại của truyền hình bạn cần  phải  phân  tích  những  điểm  bất  lợi  của phương tiện giải trí này.  Bạn cần sắp xếp các ý tưởng  để  binh  vực  quan  điểm  của bạn  và  thuyết phục người đọc.
1.   Truyền  hình  đang chiếm  hầu  hết  thì  giờ của một người.
2.   Truyền  hình  làm  cho  mối  quan  hệ  gia đình bị lỏng lẻo.
3.   Vai  trò  giáo  dục  của  cha  mẹ  đối  với  con cái đã bị truyền hình  thay thế.   

Vào thập  niên 1940, truyền hình được dự báo là chiếc cầu nối để đem những thành viên trong gia đình lại gần với nhau hơn. Nhưng ngược lại, truyền hình đã là một trong những nguyên nhân làm  cho  mối  quan  hệ  trong  các  gia  đình  tan  rã.  Chúng ta nhận thấy ngày nay  trẻ em xem truyền hình quá nhiều vì cha mẹ đã  dùng  truyền hình để giữ con cái thay cho họ.  Dần dần vai trò giáo dục của cha mẹ đã bị thay thế bởi phương tiện này và ngăn trở sự trao đổi giữa cha   mẹ và con cái.  Tôi cho rằng truyền hình đã chiếm đi hầu hết thì giờ mà đáng ra chúng ta nên dành cho những người thân trong gia đình của mình.

Khởi điểm truyền hình được xem như có ảnh hưởng  tốt  trong  các  gia  đình,  nhưng  hiện  tại phương  tiện  này  đa ng  “thống  trị”  các  gia  đình. Trong  nhiều  năm  truyền  hình đã  là  một  trong những   phương  tiện  giải  trí  mà  nhiều  người  sẽ không biết phải làm gì nếu không có nó. Truyền hình  cùng  với  nhiều  nhân  tố  khác  t rong  cuộc sống hiện đại của chúng ta đang làm suy yếu các mối  quan  hệ  trong  gia  đình.    Chúng  ta  nghĩ  gì nếu  một  ngày  nào  đó  các  thành  viên  trong  gia đình  chẳng  biết  làm  gì  hơn  ngoài  việc  xem truyền hình  bởi vì họ đã trở nên  n hững người xa lạ trong chính gia đình của mình. 

        Ví dụ 2:  
Đề tài: Nhận Định Về Vai Trò Của Các Hội Truyền Giáo Đối Với
Hội Thánh Tại  Việt Nam  Trước 1975. 

Để  nhận  định  về  vấn  đề  này,  bạn  cần  phân tích  những  đóng  gó p  tích  cực  cũng  như  cản  trở mà các hội truyền giáo đã đem đến.  Bạn cần xắp xếp các ý tưởng vào hai phần chính là đóng góp và  cản  trở.    Để  thuyết  phục  người  đọc,  bạn  cần phân  tích  và  đưa  lý  do  cho  thấy các  hội  truyền giáo đã có những đóng góp đáng quý nhưng đồng thời  cũng  có  những  cản  trở  do  sự  khác  biệt  về văn  hóa,  ngôn  ngữ,  phương  pháp  quản  lý  nhân sự, điều hành…  Bạn cũng cần đưa ra những bằng chứng cụ thể để bênh vực quan điểm của bạn. 

  d.  Sắp xếp ý tưởng theo lối so sánh   
Người  viết  đưa  ra  những  điểm  giống  nhau hay khác biệt giữa hai người, hai vật, hai sự việc, hai  nơi  chốn...    Kiểu  mẫu  so  sánh  và  đối  chiếu thích  hợp  khi  một  đối  tượng  sẽ  được  hiểu  thấu đáo  nhờ  phân  biệt  đối  tượng  đó  với  những đối tượng  khác trong cùng một loại. 
Thông thường có hai kiểu mẫu sau:  
Hình  thức  A:  phân  biệt  và  đối  chiếu  theo từng điểm một (point-by-point) 

Hình  thức  B:  Nêu  tất cả  những  điểm  thuộc đối  tượng  này,  sau  đó  nêu  tất  cả  những  điểm thuộc đối tượng kia (all of one/ all of the other) .

Ví dụ: 
Để  so  sánh  giữa  hai  loại  xe  hơi  của  hãng Ford  và  Toyota  bạn  có  thể  sắp  xếp  bằng  một trong hai cách như sau:

Hình thức A : So sánh theo từng điểm (point -by-point)  So sánh hai loại xe theo từng điểm một. 
Câu  luận  đề:  Xe Ford có  nhiều  ưu điểm  hơn xe Toyota. 

I.  Về giá cả bảo trì 
A.  Xe Ford 
B.  Xe Toyota 

II.    Về hình dáng
A.  Xe Ford 
B.  Xe To yota 

III.   Về t iện nghi 
A.  Xe Ford 
B.  Xe Toyota 

Mẫu này thường áp dụng cho đề tài tương đối khá phức tạp.

Hình  thức  B:  So  sánh  toàn  thể  (all  of  one/ all of the other)
So sánh  bằng cách nêu lên  tất cả những đặc điểm của xe Toyota, sau đó nêu tất cả những đặc điểm của xe Ford.  

Câu  luận  đề:  Xe  Ford  có  nhiều  ưu  điểm  hơn xe Toyota. 

I.    Xe Ford 
A.  Giá cả bảo trì
B.  Hình dáng
C.  Tiện nghi

II.    Xe Toyota 
A.  Giá cả bảo trì
B.  Hình dáng
C.  Tiện nghi          

Những  từ  chuyển  ý  th ường  được  dùng  trong thể  loại  so  sánh  và  đối  chiếu  là:  trái  lại;  không giống như; tương tự như; so với , v.v...

  e.   Sắp  xếp  ý  tưởng  theo  nguyên  nhân và hậu quả
Loại bài viết này đưa ra những biến cố hoặc những  tác  động  dẫn  đến  những  kết  quả  nào  đó, đồng  thời  cho  độc  giả  thấy  sự  việc  có  thể  đổi khác  nếu  điều  kiện  thay  đổi.    Nguyên  nhân  và hậu quả thường khó xác định.  Khi bạn phân tích những  nguyên  nhân  của  sự  việc,  bạn  thường nhận  thấy  rằng  có  rất  nhiều  nhân  tố,  hoặc những nguyên nhân góp vào, việc có nhiều nhân tố góp vào hay không phụ thuộc vào sự phức tạp của  vấn  đề.    Mỗi  một  nguyên  nhân  có  thể  đủ cũng có thể không đủ để tạo ra ảnh hưởng.  Tuy nhiên, thông thường, bạn nhận thấy rằng những yếu  tố  thường  kết  hợp  với  nhau  để  tạo  ra  kết quả.  Chẳng hạn như vấn đề béo phì. Béo phì là một vấn đề phức tạp, vì nó không đơn thuần chỉ việc tăng cân.  Một ngươ i được kể là béo phì khi trọng  lượng  họ  vượt  khoảng  20%  so  với  tổng trọng lượng được chấp nhận chung theo thông số độ tuổi và chiều cao.  Ngoài ra một người có thể nặng cân vì có xương to nhưng không thể coi họ là  người  béo  phì.    Những  nguyên  nhân  nào  gây
nên chứng béo phì?  Thông thường không chỉ có một yếu tố, mà là một sự kết hợp các yếu tố dẫn
đến việc béo phì. 

Ví dụ sau đây cho thấy cách  sắp xếp ý tưởng theo nguyên nhân và hậu  quả. 

Đề tài :   Sợ Nước 
Bạn có thể đưa ra những nguyên nhân khiến bạn  sợ nước: 
1)   Tôi không biết bơi.
2)   Khi tôi còn nhỏ, mẹ không cho tôi đến gần nước.
3)   Tôi không thích cảm giác ngâm mình trong nước.
4)   Mắt của tôi rất kém nên khi lấy kiếng ra, tôi  không nhìn thấy gì cả trong nước.
5)   Khi  tôi  mười  tuổi,  tôi  nhìn  thấy  một  người chết đuối.

Sau  đó  bạn  đưa  ra  những  h ậu  quả  của  việc bạn sợ nước:
1)   Tôi  không  thích  đến  các  bãi  biển,  hồ bơi hay sông để tắm .
2)   Tôi  chưa  bao  giờ  biết  được  cảm  giác thú vị hay ích lợi của việc đi bơi.

Dàn bài khảo luận của bạn sẽ triển khai một cách  tự  nhiên theo  nguyên  tắc  sắp  xếp  bạn   đã chọn.  Chẳng  hạn,  nếu  bạn  chọn  kiểu  mẫu  so sánh  hay  nguyên  nhân  và  hậu  quả,  dàn  bài  của bạn  sẽ  có  hai  phần  chính.    Nếu  bạn  chọn  kiểu mẫu  trình  tự  thời  gian,  không  gian,  hay  phân tích, dàn bài của bạn sẽ gồm nhiều phần  chính.  Sau khi bạn đã xác định được những phần chính của  dàn  bài,  bạn  thêm  những  chi  tiết  vào  từng phần để hình thành một dàn bài chi tiết hơn.  

3 .    Hình Thức Trình Bày Dàn Bài 
Dàn  bài  của  bạn  sẽ  giúp  người  đọc  nắm  bắt được luận đề của bạn và sự tổ chức sơ bộ  bài viết của  bạn.  Dàn  bài  cũng giải  thích  phạm  vi và định hướng của quá trình nghiên cứu và cách thể hiện bài viết.  Dàn bài sẽ giúp bạn   kiểm tra xem bài  viết  của  bạn có  thống  nhất  và  mạch  lạc không. Dàn bài cũng giúp  bạn   pha t hiện chỗ cần  điều chỉnh và sửa chữa  cho   phù hợp với tư tưởng, mục  tiêu,  mục  đích  cần  đạt  được trong  bài  khảo
luận  của  bạn . 

Sau  đây  là  những  gợi  ý  để bạn sắp  xếp  một dàn  bài:  

(1)          Gạch  đầu  dòng  những  mục  lớn,  làm  nổi bật  ý  nghĩa  cơ  bản 
của  tiêu  đề  hay  mục chính của đề tài. 

(2) Đọc  lại  tư  liệu  xem  có  chỏi  ý  với  nhau  không,  rồi  bạn    chỉnh 
sửa  lại  đầu  dòng theo thứ tự cần thiết.

(3)Tìm  mối  quan  hệ  giữa  các  ý  tưởng  rồi gộp  lại  theo  những  đe   mục,  từ  quan
trọng đến không quan trọng.  Sau đó sử dụng  phương  pháp  suy  luận  và  loại  trừ để  đảm  bảo  thứ  tự  đó  là  đúng.  Việc  nối kết các ý tưởng có liên quan là cơ sở làm cho bài viết của bạn thành công.

(4) Các  tiểu mục  phải  xoay  quanh  câu  luận đề  và  phản  ảnh  những  luận  cứ  của  bạn nhằm chứng minh cho luận đề.   

(5) Ý  tưởng  trong  các  tiểu  mục  phải  liên quan  chặt  chẽ  với  nhau  và  được  đặt  ở những vị trí hợp lý.

(6) Trong  quá  trình  nghiên  cứu  và  khám phá,  bạn  cần  sẵn  sàng  thay  đổi,  chỉnh sửa các tiểu đề của dàn bài để có được có một dàn bài  hoàn chỉnh,  mạch lạc,  phản ảnh đúng ý tư ởng của toàn bài viết.

(7) Bạn  có  thể để  dàn  bài  một  vài  ngày trong   quên  lã ng  để dòng  suy  nghĩ   được kiểm  chứng   và  sau  đó  xem  lại  ý  nào không  thích  hợp,  ý  nào  cần  được  mở  rộng  thêm .  Bạn  đừng  nản  lòng  bởi những thay đổi trong dàn bài ,  cũng đừng quá  cầu  toàn  về  một  bản  thảo  nháp.  Trong tiến trình viết,  dàn bài của bạn sẽ được  điều  chỉnh  cho  đến  khi  bạn  hài lòng với một dàn bài hiệu quả.

4. Các Loại  Dàn Bài 
        Dàn  bài  là  sườn  của  một  bài  viết,  liệt  kê những  điểm  lớn  mà  người  viết sẽ  bàn  đến.  Bạn có thể sử dụng  dàn bài  đơn giản hay dàn bài chi tiết. 
Dàn bài đơn giản  là cách hữu ích để tổ chức hệ thống tư duy của người nghiên cứu và viết bài, bởi  vì  bạn  có  thể thấy  được những  gì  bạn  cần phải bàn  đến   một  cách tổng  quát  trên  một  dàn bài  đơn giản.
Dàn  bài  chi  tiết là  dàn  bài  được  bổ  sung nhiều  thông  tin  hơn  một  dàn  bài đơn  giản.  Vì được mở rộng và phân thành những đề mục nhỏ nên dàn bài này sẽ  giúp bạn tạo nên một sơ đồ phác thảo cho bài viết. 

Mẫu 1: Dàn  bài  đơn giản
  Ví dụ: 
  Câu  luận  đề:  Thuốc  lá  gây  ra  nhiều  tác hại cho  con người. 

I.  Các tác hại về sức khỏe.
A.  Gây nên bệnh phổi
B.  Gây bệnh về tuần hoàn

II.  Các tác hại về an toàn. 
A.   Làm hỏng của cải
B.   Gây nên hỏa hoạn

III.  Các tác hại về vệ sinh
A.   Làm bẩn tài sản 
B.   Gây ô nhiễm không khí

IV.  Kết luận

Mẫu 2: Dàn bài chi tiết
Dàn  bài  này  được  mở  rộng  từ  dàn  bài  đơn giản  trên .  Chú  ý  rằng  các  tiểu  đề  là  những  câu hoàn chỉnh.
  Ví dụ: 
  Câu  luận  đề:  Thuốc  lá  gây  ra  nhiều  tác  hại cho con người. 

I.                 Thuốc  lá  gây nguy  hại  cho  sức  khỏe  của công chúng.

A. Hút  thuốc  lá  có  thể  dẫn  đến những nguy hại nghiêm trọng đối với
người không hút thuốc. 
1.   Hút thuốc gây ra bệnh phổi.
a.   Bệnh ung thư  phổi
b.   Bệnh khí thủng 
       2.   Hút  thuốc  gây  bệnh  về  hệ  tuần  hoàn  cho  người  không hút thuốc. 
a.   Bệnh đột quỵ. 
b.   Bệnh tim 

B.  Hút thuốc lá làm ảnh hưởng đến   sức khỏe và là tác nhân gây bệnh.
        1.   Làm  trầm  trọng  thêm những  dị  ứng  của  người  không hút thuốc. 
        2.   Gây viêm phổi kinh niên 
        3.   Gây bệnh đau đầu kinh niên

II.  Hút thuốc lá gây nên những vấn đề về an toàn. 
A.  Tàn thuốc làm hỏng tài sản
B.  Gây hỏa hoạn

III.   Hút thuốc lá gây  ô nhiễm môi trường. 
A.  Làm bẩn tài sản
B.  Gây  ô nhiễm  không khí 

IV.  Kết luận
A.   Hút  thuốc  lá  gây  hại  cho  sức  khỏe nên phải bị cấm nơi công cộng. 
B.   Hút  thuốc  lá  gây  nên  những  vấn đề  về  an  toàn,  nên  cần  ngăn cấm  sử dụng. 
B. Hút thuốc lá gây ô nhiễm môi trường sống nên cần giáo dục người dân
trước mối nguy hiểm này. 
         

5 .  Dàn Bài Bài Khảo Luận Môn Học 
Dàn  bài  khảo  luận  môn  học hay  khóa  luận (term  paper) của  bạn  sẽ  triển  khai  một  cách  tự nhiên theo  kiểu  mẫu   sắp  xếp  bạn  chọn.  Chẳng hạn,  nếu  bạn  chọn  kiểu  mẫu  so  sánh  đối  chiếu hay nguyên nhân và hậu quả, dàn bài của bạn sẽ có hai phần chính.  Nếu bạn chọn kiểu mẫu trình tự thời gian, không gian, hay phân tích, dàn bài của bạn sẽ gồm nhiều phần chính.  Sau khi bạn đã xác định được những phần chính của dàn bài, bạn thêm những chi tiết vào từng phần để hình thành một dàn bài chi tiết hơn.  

Các tiểu đề trong dàn bài 
Bạn có thể trình bày các tiết mục hay tiểu đề trong  dàn  bài  theo  hình  thức  cụm  từ   (topic outline) hay câu (sentence outline).  

Nếu theo cụm từ, những tiểu đề là những chữ hay  nhóm  chữ,  cụm  từ.    Đó  không  phải  là  một câu  trọn  vẹn.  Những  tiểu  đề  cần  phải  cân  xứng nhau,  nghĩa  là  có  cùng  hình  thức  văn  phạm giống  nhau.    Nếu  bạn  dùng  danh  từ  cho  tiểu  đề thì tất cả đều phải dùng danh từ cho thống nhất.  

Bạn cũng có thể viết mỗi tiểu đề của dàn bài thành  những  câu  trọn  vẹn.    Dĩ  nhiên  bạn  phải giữ tiểu đề của từng phần luôn tương xứng nhau (cùng  loại  từ,  cùng  loại  ý  tưởng,  cùng  cách  đặt câu...). 

Dàn bài theo hình thức cụm từ (topic outline)
Ví dụ: 
Phong Trào Hội Thánh Bản Xứ Từ Năm 1927 Đến 1941

I.      Tình hình tại Việt Nam

II.    Đại  hội  đồng  Tổng  Liên   Hội Hội  Thánh Tin Lành Việt Nam năm 1927

III.  Bản điều lệ năm 1928

IV.  Tổ chức của  Hội Thánh Tin Lành Việt Nam
1.   Hội thánh địa phương
2.   Địa hạt
3.   Đại  hội  đồng  Tổng  Liên  Hội  và thành phần lãnh đạo 

V.   Liên hệ giữa hội thánh và nhà nước 

VI.   Chính sách hội thánh bản xứ của Hội Thánh Tin Lành Việt Nam
1.   Những  nguyên  tắc  của  Hội Thánh bản xứ
2.   Tự túc 
3.   Tự trị 

VII. Thực hiện chính sách Hội Thánh bản xứ
1.   Tự túc 
2.   Tự trị 
3.   Tự truyền giáo 

Dàn bài  theo  hình thức câu  (sentence outline) 
Ví dụ: 
Những Ứng Dụng Mới Cho Khoa Châm Cứu

(Câu luận đề) 
Châm cứu, một hình thức điều trị của Phương Đông, đang lấy lại vị trí giữa những cách điều trị
mới nhất của thế giới. 

(Dẫn nhập)

I.    Vài nét đại cương về châm cứu
A.  Khoa châm cứu  có từ thời cổ đại Trung Hoa .
B.  Khoa  châm  cứu  đã  được  sử  dụng ở Đông Phương. 
C.  Bởi  định  kiến  khoa  châm  cứu  không được phổ biến ở phương Tây. 

  (Thân bài) 

II.  Phương  pháp  điều  trị của  khoa  châm  cứu hiện đại  đang được nghiên cứu. 
A.  Ưu điểm của khoa châm cứu đang được khám phá.  
B.  Khuyết  điểm  của  khoa châm  cứu   cần được nghiên cứu.

(Kết luận) 

III. Phương pháp châm cứu hiện đại cần  được thừa nhận va  lượng giá đúng đắn trong
ngành y khoa hiện đại. 

Cách đánh số thứ tự các  phần của dàn bài
Bạn có thể dùng chữ -  hay ký tự (A, B, C,...) hoặc số thập phân (1, 2, 3,...) để đánh số thứ tự
các phần của dàn bài.
   
Cách dùng ký tự
I. Những lợi điểm trong tính cách của người phụ nữ
 A.  Lý do thứ nhất 
   1. Phụ nữ rất nhạy bén về tình cảm 
     a.  
     b.  
     c. 
   2.  Phụ nữ rất giàu trí tưởng tượng
     a. 
     b.   
 B.  Lý do thứ hai
II.  Những  nhược  điểm  trong  tính  cách  của người phụ nữ

Cách dùng số thập phân 
1.   Những lợi điểm trong tính cách của người phụ nữ
 1.1.  Lý do thứ nhất
   1.1.1  Phụ  nữ  rất  nhạy  bén  về  tình cảm 
      1.1.1.1 
     1.1.1.2
     1.1.1.3   
   1.1.2  Phụ nữ rất giàu tưởng tượng
     1.1.2.1
     1.1.2.2  
 1.2.  Lý do thứ hai 
   1.2.1. . . . . . . . . .
 2.  Những  nhược  điểm   trong  tính  cách  của người phụ nữ    

Những  điều  cần  nhớ  khi khai  triển  một dàn bài
•  Một  bài  khảo  cứu  hoàn  chỉnh  không nên  có  hơn  4  hay  5  tiêu  đề,  nói  cách
khác,  bạn  không  nên  có  nhiều  hơn  4 hay 5 chữ số La Mã trong dàn bài của bạn, vì như thế sẽ làm mờ nhạt những điểm chính của bạn.  
•  Sự phân chia dàn bài phải phù hợp với sự phân chia các đoạn hay những tiêu đề nhỏ trong
vòng những phân đoạn.  
•  Sự phân chia dàn bài và những chi tiết bạn  muốn  thêm  vào  phải  phù  hợp  với câu  phát  biểu  luận  đề  của  bạn.  Nếu chúng  không  tương  đương    bạn  phải điều  chỉnh  hoặc  là  câu  phát  biểu  luận đề của bạn hay là dàn bài của bạn. 

6 .    Dàn Bài Bài Luận Văn Hay Luận Án Tốt Nghiệp 
Đối với bài khảo  luận hay luận án tốt nghiệp (thesis/ dissertation)   chương trình Cao Học, bạn dùng  hình  thức  theo  qui  định  của  trường  để  ghi dàn  bài  (mục  lục)  và  các  tiểu đề  trong  bài  viết.  Xin xem mẫu  khảo  luận  tốt nghiệp   (Chương  VI) để biết cách ghi mục lục và cách ghi các tiểu đề trong  phần  phụ  lục.  Đây  là  mẫu khảo  luận  tốt nghiệp của chương trình Cao Học chứ không phải là bài mẫu cho  một bài khảo luận cuối khóa hay
khóa luận (term paper).   



Chương 4. Lập dàn bài
  • Blogger Comments
  • Facebook Comments

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

Top