Khi viết bản thảo đầu tiên, có nhiều ý tưởng bạn muốn khai triển , tuy nhiên không phải tất cả những ý tưởng này sẽ được bạn đưa vào trong bài viết . T rong quá trình nghiên cứu, bạn sẽ phải chọn lọc và điều chỉnh phần nhập đề, phần thân bài và phần kết luận cũng như dàn ý của bài viết bạn.
1. Cấu Trúc Bài Viết
Sau đây là sơ đồ cấu trúc một bài luận (essay) thông thường, bài khảo luận hay luận văn cũng sẽ được khai triển theo cấu trúc này. Đối với bài khảo luận tốt nghiệp Cao Học, phần nhập đề sẽ có thêm những chi tiết như được đề cập ở chương Hình Thức Luận Văn Tốt Nghiệp.
Nhập đề (Introduction)
Câu luận đề (Thesis Statement)
Thân Bài (Body)
(thường có 3 đoạn)
Đoạn văn hỗ trợ 1 (Supporting Paragraph 1)
-----------------------------------------------------
Câu chủ đề (Topic Sentence)
-----------------------------------------------------
Những câu hỗ trợ (Supporting Sentences)
-----------------------------------------------------
-----------------------------------------------------
Đoạn văn hỗ trợ 2 (Supporting Paragraph 2)
-------------------------- ---------------------------
Câu chủ đề (Topic Sentence)
-----------------------------------------------------
Những câu hỗ trợ (Supporting Sentences)
-----------------------------------------------------
-----------------------------------------------------
Đoạn văn hỗ trợ 3 (Supporting Paragraph 3)
-----------------------------------------------------
Câu chủ đề (Topic Sentence)
-----------------------------------------------------
Những câu hỗ trợ (Supporting Sentences)
-----------------------------------------------------
-----------------------------------------------------
Kết luận (Conclusion)
Tóm tắt ý chính
Lặp lại câu luận đề bằng câu văn khác.
Đưa ra một nhận định tổng quát
Đưa ra những đề nghị
Ví dụ:
Đề tài: “ Để trở thành một bác sĩ phẫu thuật giỏi”
Nhập đề (Introduction) :
Những sinh viên y khoa khi muốn trở thành bác sĩ phẫu thuật thường phải cân nhắc đắn đo trước những năm tháng phải miệt mài học tập để có những kỹ năng cần thiết trong lãnh vực chuyên ngành mà họ chọn này. Mặc dầu đã nhiều năm học tập gian khổ trong những trường y khoa, các sinh viên vẫn phải tiếp tục học thêm nhiều năm nữa một khi quyết định trở thành bác sĩ phẫu thuật. (Câu luận đề
- Thesis Statement) Để có thể trở thành một bác sĩ phẫu thuật giỏi, những bác sĩ chuyên khoa phẫu thuật phải tiếp tục học trong quá trình làm việc liên tục với những bệnh nhân.
Thân bài (Body)
Câu chủ đề (Topic sentence) 1 : Điều quan trọng mà một bác sĩ phẫu thuật phải làm trước khi giải phẫu là kiểm tra tổng quát tình trạng sức khỏe của bệnh nhân. Ngay khi những y tá và kỹ thuật viên đã kiểm tra huyết áp và đo nhịp tim cũng như lấy kết quả thử máu của bệnh nhân, các bác sĩ cũng cần xem lại hồ sơ bệnh án va cho những thử nghiệm cần thiết khác. Sau khi đã hiểu rõ tình trạng sức khỏe của bệnh nhân, bác sĩ phẫu thuật sẽ quyết định tiến hành loại giải phẫu nào để thực hiện. Nói cách khác, cuộc phẫu thuật có thể thành công hay thất bại tùy thuộc một phần lớn trong quá trình kiểm tra sức khỏe bệnh nhân của bác sĩ phẫu thuật.
Câu chủ đề (Topic sentence) 2: Là một bác sĩ phẫu thuật giỏi, các bác sĩ phải có tay nghề điêu luyện , muốn được điều đó họ phải thực tập liên tục. Những cuộc phẫu thuật đòi hỏi phải được tiến hành nhanh và chính xác thì mới thành công. Nhiều bệnh nhân không thể chịu đựng lâu dưới ảnh hưởng của thuốc gây mê. Thể trạng của họ đòi hỏi cuộc giải phẫu phải được tiến hành càng nhanh càng tốt. Điều này đòi hỏi bác sĩ phẫu thuật phải có tay nghề cao, thao tác nhanh gọn. Vì vậy để trở thành bác sĩ phẫu thuật giỏi họ phải thực tập liên tục để có thể phát triển kỹ năng nghề nghiệp của mình.
Câu chủ đề (Topic sentence) 3: Việc kiểm tra lại tình trạng sức khỏe của người bệnh cũng giúp cho các bác sĩ phẫu thuật bảo đảm tính mạng của người bệnh. Sau khi phẫu thuật, một số bệnh nhân có thể có những triệu chứng báo trước những nguy hiểm đang chờ đợi họ. Một bác sĩ phẫu thuật giỏi sẽ liên tục kiểm tra tình trạng của bệnh nhân và chẩn đoán với sự hỗ trợ của những thiết bị y tế và những y tá trực ban. Các bác sĩ phẫu thuật sẽ sẵn sàng thay đổi cách điều trị khi cần thiết.
Kết luận (Conclusion)
Một bác sĩ không bao giờ có thể ngừng công việc học hỏi, mặc dầu họ đã chấm dứt việc được đào tạo chính thức tại trường lớp. Chẩn bệnh kỹ lưỡng, thực hành kỹ thuật giải phẫu thường xuyên, kiểm tra tình trạng sức khỏe bệnh nhân cẩn thận là những việc quan trọng đối với một bác sĩ phẩu thuật. Thường xuyên học hỏi và thực hành những điều này, các bác sĩ phẫu thuật sẽ càng ngày càng vững tay nghề, càng tự tin và thành công trong nghề nghiệp.
Trong bài luận này, ý chính của tác giả được phát biểu trong phần nhập đề bằng một câu luận đề (thesis statement), và được gián tiếp lặp lại trong mỗi phân đoạn (paragraph) của thân bài bằng một câu chủ đề (topic sentence), và cuối cùng được phát biểu lại với lời văn khác trong phần kết luận (conclusion). Trong mỗi phân đoạn của thân bài, câu chủ đề (topic sentence) hỗ trợ cho những ý chính của câu luận đề và mỗi đoạn được khai triển rộng hơn.
2 . Viết Phần Nhập Đề
Lối nhập đề thông dụng nhất giống như hình một cái phễu. Loại nhập đề này bắt đầu với một câu phát biểu tổng quát, rồi được thu hẹp dần lại thành một câu, gói gọn một ý chủ đạo bao quát cả bài viết. Một nhập đề hình phễu có thể bắt đầu bằng bối cảnh lịch sử của đề tài để từ đó dẫn đến một ý chủ đạo (the central idea).
Trong một bài khảo luận tốt nghiệp chương trình cao học, phần nhập đề của bạn cần nêu lên:
(1) Đề tài của bài viết
(2) Tầm quan trọng của vấn đề
(3) Lời dẫn nhập
(4) Câu luận đề
(5) Câu mục đích
(6) Cho đọc giả biết những công trình nghiên cứu đã được thực hiện về đề tài này
(7) Phạm vi và giới hạn bài khảo luận đề cập đến
(8) Phương pháp thu thập thông tin và phương pháp triển khai bài khảo luận
(9) Tóm lược các chương
Đối với bài khóa luận của môn học dài 10 -20 trang, tất cả những điểm trên đây chỉ viết khoảng 2 -3 trang. Trong bài khảo luậ n tốt nghiệp Cao Học, phần nhập đề tạo thành một chương được gọi là Chương I hay Chương Dẫn Nhập.
Sau đây là một số điểm bạn cần nêu lên trong phần nhập đề:
(1) Đề tài của bài viết
Bạn cần nêu vấn đề được bàn thảo: “Trong bài khảo luận này, người viết sẽ đề cập đến vấn đề...”, hoặc “Vấn đề được bàn thảo trong bài khảo luận này là...”
(2) Tầm quan trọng của vấn đề
Nêu lý do và tầm quan trọng của đề tài bạn đang viết. Bạn cần khai triển từ ba đến sáu đoạn nói rõ lý do chọn đề tài, đề tài quan trọng và ích lợi thế nào cho cộng đồng, hội thánh và cá nhân của bạn.
(3) Lời dẫn nhập
Một bài nghiên cứu, giống như bất kỳ bài luận hay bản báo cáo nào, đều mở đầu với một
lời dẫn nhập nhằm trình bày luận đề và tạo sự chú ý của người đọc. Bạn có thể mở đầu phần dẫn nhập bằng nhiều cách:
• Một giai thoại.
• Một vấn đề được đặt ra (thường là luận đề có tính khúc mắc phải tìm cách tháo gỡ) .
• Các số liệu thống kê (thường là dữ kiện của thực tế, của thực nghiệm, của những ví dụ có
căn cứ).
• Một câu hỏi (câu hỏi đặt ra buộc người ta phải động não và chú ý, có câu hỏi đặt ra
để tự tìm câu trả lời, có câu hỏi đặt ra và được trả lời).
• Một đoạn trích thể hiện một sự công nhận từ công trình của một người khác
để thuyết phục độc giả phải tiến tới chấp nhận công trình của bạn.
(4) Câu luận đề
Câu luận đề (thesis statament) được phát biểu trong phần dẫn nhập và được lặp lại trong phần kết luận nhưng được diễn tả bằng lời văn khác. Câu luận đề được xem là trọng tâm mà toàn thân bài khai triển. Tất cả mọi ý tưởng trong thân bài đều xoay quanh ý tưởng chỉ đạo (controlling idea) này.
Xin xem cách viết câu luận đề ở Chương I: Chọn Đề Tài.
(5) Câu mục đích
Để viết một bài luận sâu sắc, chặt chẽ, chúng ta cần nối kết các phần lại với nhau để tạo cho bài viết một hướng đi và cách giải quyết rõ ràng. Một bài viết tốt phải có một chủ đích, và chủ đích đó được hoàn thành bởi thực hiện những ý tưởng chủ đạo. Bạn phải tự hỏi: bài viết này có mục đích gì? Bạn cần viết mục đích đó xuống thành một câu gọi là câu mục đích (the purpose sentence). Câu mục đích sẽ giúp bạn tập trung suy nghĩ của bạn. Trong câu mục đích, bạn cho người đọc thấy quan điểm hay ý kiến bạn đưa ra trong câu luận đề nhằm mục đích gì. Người đọc cần biết tại sao bạn muốn chứng minh cho quan điểm đó.
Ví dụ:
Câu mục đích: Bài viết này sẽ đề cập đến những vấn đề đạo đức học trong vấn đề phá thai nhằm kêu gọi các bác sĩ tôn trọng và bảo vệ sự sống của thai nhi ngay từ trong bụng mẹ.
Câu mục đích: Bài viết này nhằm cho thấy việc chọn một chiếc xe hơi phản ánh cá tính của người chủ của nó.
Bạn cần lưu ý là câu mục đích không phải đơn thuần là một câu phát biểu sự kiện, vì sự kiện không nói lên mục đích của bài viết, cũng như không hàm chứa một ý kiến hay quan điểm nào để bàn thảo. Câu mục đích sẽ giới hạn vấn đề trong phạm vi mà bạn hướng tới. Tất cả những câu mục đích đều nhằm nói lên ý hướng của người viết: thông tin được đưa ra, vấn đề được xem xét, quan điểm được triển khai, những đề nghị cần thực hiện.
Phần nhập đề bạn nên viết lại sau cùng. Trong quá trình viết phần thân bài, bạn có thể phải điều chỉnh nội dung bài viết, vì thế bạn không cần phải trau chuốt phần nhập đề trước.
(6) Những công trình nghiên cứu đã được thực hiện về đề tài này
Bạn cần cho biết đề tài này đã được ai đề cập đến chưa hoặc nêu lên những công trình hay những bài viết, tác phẩm mà các tác giả khác đã thực hiện, nhận xét vắn tắt về những công trình này và cho biết lý do tại sao bạn viết bài khảo luận này.
(7) Phạm vi và giới hạn (scope and limitations) bài khảo luận đề cập đến
Phát biểu trong một hay hai câu về ý định của bạn. Cho biết bạn muốn giới hạn vấn đề trong phạm vi nào, những vấn đề nào liên hệ nhưng không được bạn đề cập đến.
(8) Phương pháp và phương tiện sử dụng
Cho biết những phương pháp bạn thu thập thông tin, chẳng hạn nghiên cứu sách vở trong thư viện (library research), nghiên cứu hiện trường (field study), phỏng vấn, thăm dò, v.v... Bạn cũng cần cho biết phương pháp khai triển bài khảo luận của bạn (methodology).
(9) Tóm lược các chương
Nếu bài viết hay khảo luận tốt nghiệp của bạn gồm nhiều chương (chapters), cuối phần nhập đề bạn cần tóm lược nội dung từng chương theo thứ tự (chapter outline). Mỗi chương bạn tóm lược khoảng hai câu, trong đó bạn cho biết nội dung, mục đích mỗi chương (tại sao cần trong bài khảo luận và liên hệ với các chương khác như thế nào). Cho biết trong chương cuối cùng sẽ là phần kết luận và ý kiến riêng của bạn về vấn đề được bàn thảo trong bài khảo luận.
Lưu ý: Bài khảo luận môn học hay khóa luận (term paper) của bạn thường không chia
thành chương nên trong phần nhập đề không có phần tóm lược các chương (chapter outline). Tuy nhiên, trong bài khóa luận, cuối phần nhập đề bạn có thể thông báo những phần hay những tiểu đề mà bạn sẽ bàn thảo trong thân bài.
3 . Viết Phần Thân Bài
Đây là phần bạn phải tốn nhiều thì giờ. Bạn viết phần thân bài (body) dựa vào thông tin bạn đã thu thập và lựa chọn, theo dàn bài đã soạn. Thân bài gồm nhiều chương (bạn không cần ghi “thân bài” trong bài khảo&n bsp; luận) trình bày nội dung của bài khảo luận. Tuy nhiên trong quá trình khảo cứu và viết, bạn có thể điều chỉnh lại dàn bài mà bạn đã có. Phần thân bài bạn cần trình bày :
• Những sự kiện, thông tin qua các sách tham khảo hoặc nghiên cứu hiện trường.
• Đưa ra quan điểm của mình một cách có hệ thống.
• Trong mỗi phần hay mỗi chương, bạn cần đưa ra nhận định hay đánh giá của bạn về
những sự kiện hay ý tưởng bạn đã trình bày. Nếu bài khảo luận của bạn liên hệ đến lịch sử, bạn không chỉ trình bày hay mô tả những sự kiện và biến cố lịch sử nhưng cần đưa ra nhận định của bạn về sự kiện hay biến cố đó. Hoặc bài khảo luận của bạn liên hệ đến những vấn đề xã hội, bạn không chỉ nêu lên những dữ kiện hay những bản thống kê cho thấy tình trạng xã hội, nhưng bạn cần đưa ra nhận định của bạn về tình trạng đó, chẳng hạn những nguyên nhân xa và gần, những ảnh hưởng hay hậu quả trước mắt và về lâu về dài của tình trạng đó.
Trong thân bài, những tiểu đề được ghi và đánh số giống như trong dàn bài hay mục lục. Trong mỗi phần của tiểu đề, bài viết của bạn cũng cần chia thành nhiều phân đoạn (paragraphs). Những phân đoạn này là những đơn vị ý tưởng (units of thought). Ngày xưa, người ta thường sử dụng những đoạn văn dài hơn chúng ta hôm nay. Chúng ta không nên viết những phân đoạn quá dài như ng nên chia thành những phân đ oạn ngắn hơn để ý tưởng được rõ ràng, trong sáng, giúp người đọc dễ lãnh hội. Hơn nữa chúng ta cần cho mắt chúng ta nghỉ nhờ việc chia bài viết thành những phân đoạn.
4 . Viết Phần Kết Luận
Phần kết luận (conclusion) là chương cuối cùng của bài khảo luận. Trong phần này, bạn tóm lược những điểm chính trong bài viết trước khi phát biểu lại câu luận đề. Lần này câu luận đề của bạn được phát biểu trở lại nhưng bằng lời văn khác. Bạn cần tóm tắt những luận chứng đã được bạn trình bày trong phần thân bài để cho thấy kết luận (tức luận đề) của bạn hợp lý và có sức thuyết phục người đọc.
Trong phần kết luận, ngoài việc tóm tắt những điểm chính và viết lại câu luận đề theo cách khác, bạn nên tóm lược kết quả của việc nghiên cứu của bạn, đồng thời đưa ra đề nghị để người đọc nghiên cứu tiếp hoặc đề nghị để thực hiện. Đừng bao giờ nêu những ý mới vào phần kết luận khiến cho bài viết của bạn có vẻ như chưa kết thúc.
Nhiều người nhận thấy rằng họ có thể viết tốt phần dẫn nhập hay phần kết luận, nhưng hiếm khi viết tốt cả hai. Chúng ta thừa nhận rằng mặc dầu tất cả bài viết cần một kết luận gây ấn tượng sâu sắc, nhưng không phải mọi bài viết đều có được phần kết luận như vậy. Phương pháp truyền thống thường kết thúc bài viết bằng một cái nhìn về tương lai. Tùy thuộc vào chiều dài của bài khảo luận, cái ‘nhìn’ này sẽ là một câu hay một đoạn văn. Kiểu kết luận này đòi hỏi người đọc cân nhắc kết quả (outcomes) liên quan đến đề tài của bạn. Nếu bạn đang viết về đề tài đạo đức học, cái nhìn về tương lai sẽ là một sự chọn lựa rõ ràng và nhạy cảm cho kết luận của bạn. Thế giới sẽ như thế nào nếu vấn đề tiến thoái lưỡng nan về đạo đức học mà bạn mô tả không được giải quyết hay sửa đổi? Đời sống của chúng ta sẽ như thế nào nếu vấn đề này được giải quyết? Ý thức của bạn về nội dung bài viết sẽ quyết định cách kết luận vấn đề của bạn. Bạn có thể báo trước cho độc giả của mình tính tiêu cực của vấn đề hoặc khiến họ yên tâm cùng với một kết luận tích cực.
Những cách kết luận sau đây thường được sử dụng trong phần kết luận.
Đề cập đến kết quả (Result)
Loại kết luận này rất thích hợp đối với một bài khảo luận phân tích hay một bài về quy trình sản xuất, chế biến.
Ví dụ:
Sau khi bạn đã chuẩn bị món sườn Texas thơm ngon, đây là lúc bạn thưởng thức
món ăn tuyệt vời mà bạn đã chuẩn bị. Hãy dọn bàn của bạn thật hấp dẫn
cùng với nhiều giấy lau tay sẵn sàng cho đôi tay sắp “bận bịu” của bạn. Hãy rót
đầy ly của bạn với loại vang đỏ sủi tăm lóng lánh, cởi tạp dề của bạn ra
và ngồi xuống, bắt đầu nếm món ăn vừa bỗ dưỡng vừa thơm tho của bạn. Chắc
chắn bạn chưa từng nếm qua một món sườn nào được nấu một cách tuyệt vời
như vậy. Chúc bạn ngon miệng!
Phát biểu lại (Restatement)
Đây là loại kết luận phổ biến nhất, ý chính hay câu luận đề được lặp lại bằng những từ ngữ khác để nhấn mạnh hơn những điểm chính của người viết. Trong một bài luận văn ngắn, loại kết luận này không thích hợp lắm, nhưng trong một bài khảo luận dài 15-20 trang, có nhiều điểm bàn thảo thì cách kết luận này rất hữu ích để giúp độc giả nắm được những ý chính đã được đề cập đến trong phần thân bài của bài khảo luận.
Ví dụ:
Rõ ràng những sắc dân bản xứ tại Hoa Kỳ vẫn còn đối diện với nhiều nan đề lớn.
Mỗi bộ tộc vẫn muốn duy trì truyền thống và phong tục của mình. Họ mong muốn có
được một nền học vấn và một công việc tốt đồng thời lại khó khăn trong việc
điều chỉnh cuộc sống trong môi trường đô thị. Thêm vào đó, những sắc dân bản xứ
vẫn còn bị phân biệt đối xử. Họ đã mất đi tính tự hào và lòng tự tin và đó có
thể là thách thức lớn nhất mà họ phải vượt qua.
Dự báo/dự đoán (Prediction)
Một bài khảo luận đưa ra một ý kiến hay một quan điểm có thể kết luận bằng một dự đoán.
Ví dụ:
Việc phát triển một đường cao tốc “thông minh” vẫn còn phải chờ đợi nhiều năm
trong tương lai. Mặc dầu trường Đại Học California tại Berkeley hiện đang nghiên
cứu một hệ thống hướng dẫn từ xa cho phép những chiếc xe tự động chạy theo
những đường sơn kẻ trên đường cao tốc, hệ thống tối tân này còn đối diện với
nhiều trở ngại. Tuy nhiên, viễn ảnh khả quan về một ngày khi chúng ta có thể
ngồi ngả lưng trong xe vừa đọc báo vừa uống cà phê trong khi chiếc xe tự động
được lái đi trên đường cao tốc không còn là một là một mơ ước xa vời.
Gợi ý/đề nghị (recomme ndation):
Phần kết luận với lời đề nghị là cách kết luận thông dụng khi bài viết đã thảo luận về một vấn đề nào đó và đưa ra những nguyên nhân và mong muốn có một cách giải quyết.
Ví dụ:
Rõ ràng từ những điều đã được đề cập trên, các sinh viên du học ở nước ngoài
thường đối diện với một số những khó khăn giống nhau đó là sự khác biệt về văn
hóa hay còn gọi là “cú sốc văn hóa” và sự cô đơn. Vì thế, tôi nghĩ rằng trước
khi các sinh viên đến những nước khác để du học, họ cần học hỏi không chỉ
ngôn ngữ nhưng cũng cần tìm hiểu những điểm khác biệt giữa nền văn hóa của
xứ sở mình và đất nước mình sẽ đến. Điều quan trọng nữa là họ cần được giới thiệu
cho một gia đình người bản xứ để giúp họ trong bước đầu làm quen với môi
trường xa lạ hầu giảm thiểu những gian khổ và nổi cô đơn nơi xứ lạ.
Giống như một đoạn văn, một bài luận phát triển một ý chính hay một quan điểm, nhưng phần thảo luận từng ý tưởng (idea) sẽ rộng hơn một đoạn văn.
5 . Viết Tựa Đề (Title)
Điều độc giả của bạn đọc trước tiên và có lẽ là điều sau cùng bạn cần cố gắng viết lại, đó là tựa đề (title). Tựa đề cần giới thiệu những khái niệm căn bản, nhưng đừng quá tổng quát vì như thế người đọc không biết mục tiêu bài viết của bạn là gì.
Trong quá trình viết, bạn có thể thay đổi tựa đề nhưng không làm thay đổi đề tài bài viết của bạn. Bạn có thể sửa lại câu văn bằng cách thay đổi cách dùng từ và sắp xếp từ ngữ để tựa đề được gọn gàng, có ý nghĩa. Sau đây là những điều bạn cần lưu ý khi viết tựa đề (title):
• Tựa đề cần ngắn gọn, cô đọng, rõ ràng nhưng đủ để diễn tả nội dung của
bài khảo luận.
• Tựa đề không nên quá ngắn vì như thế làm cho tựa đề mơ hồ hoặc quá
tổng quát, nhưng tựa đề cũng không nên quá dài.
• Tránh dùng một câu với chủ từ, động từ, túc từ... để làm tựa đề.
• Tránh dùng câu hỏi để làm tựa đề, vì bài luận văn của bạn không phải là đặt vấn đề
mà là trả lời cho một vấn đề được đặt ra.
• Bạn có thể dùng tiểu đề theo sau tựa đề cách nhau bằng dấu hai chấm (:) nhằm
làm rõ nghĩa thêm hoặc giới hạn vấn đề bạn đang khảo cứu.
6 . Kiểm Lại Bản Thảo
a. Về nội dung
Bài viết cần tập trung vào đề tài để không lạc đề. Trong mỗi tiểu mục, bạn trình bày
những gì liên quan đến đề tài theo dàn bài bạn đã soạn. Khi trình bày những quan điểm khác nhau về vấn đề bạn đang th am khảo, bạn cần ghi chú cẩn thận xuất xứ của nguồn tài liệu tham khảo. Sau đó bạn trình bày quan điểm của mình, và dẫn chứng những lý lẽ, những bằng chứng để bênh vực cho quan điểm đó.
b. Về cách hành văn
Câu văn cần trong sáng, dễ hiểu, đúng văn phạm. Ý tưởng cần mạch lạc, theo thứ tự lý luận. Qua mỗi phần hay mỗi tiểu mục, bạn cần có câu chuyển ý để liên kết các phần với nhau.
Dùng từ chính xác, phù hợp và quen thuộc
Từ quen thuộc là từ phổ thông, thông dụng, dễ đọc và dễ hiểu. Từ chính xác là từ nói đúng vấn đề và mọi người đều hiểu như nhau, là từ cần được sử dụng để đạt được mục đích theo ý người viết và người đọc cùng hiểu thống nhất. Dùng từ thiếu chính xác sẽ khiến người đọc hiểu sai . Từ thích hợp là từ truyền đạt ngữ điệu và ăn khớp với từ khác trong bài văn tạo thành “mạch văn” thống nhất.
Khi viết bài nghiên cứu, bạn cần dùng từ thích hợp để diễn đạt được tầm quan trọng của chủ đề có nghĩa là bạn nên dùng những từ có liên quan đến chủ đề. Tuyệt đối tránh dùng tiếng lóng, từ địa phương, từ diễn tả không chuẩn trong bài khảo luận của bạn. Bạn cần nhớ là bài viết phải có tính khoa học, học thuật và nghệ thuật.
Ngoài ra bạn cần lưu ý trong việc sử dụng từ và cụm từ sao cho không có ý phân biệt phái tính, tuổi tác hay thành phần xã hội.
Cách dùng câu
Một bài viết hấp dẫn và hiệu quả thường sử dụng nhiều loại câu có độ dài ngắn khác nhau và nâng giá trị của nhau để tạo nên tính đa dạng và thu hút. Bạn hãy trau chuốt câu của bạn theo phong cách riêng để có sức hấp dẫn và diễn đạt ý tưởng bài viết một cách hay nhất.
Cách chấm câu
Bài viết thành công là bài viết có “hồn” và thường không có lỗi kỹ thuật. Sau đây là những nguyên tắc:
• Dùng dấu chấm câu khi câu đã đầy đủ ý.
Ví dụ:
Xe hơi của tôi được sửa hôm thứ sáu. Hôm nay, tôi không có xe để đi làm việc.
• Dùng dấu phẩy giữa các mệnh đề khi các mệnh đề có sự liên hệ như bổ sung, tương phản.
Ví dụ:
Xe hơi của tôi đã đem đi sửa hôm thứ sáu, thứ hai xe vẫn chưa sửa xong, nên tôi không
có phương tiện đi làm.
• Dùng dấu chấm phẩy khi câu thứ hai nối tiếp theo sau nội dung câu thứ nhất.
Ví dụ:
Xe của tôi đã đem đi sửa hôm thứ sáu; nên tôi không có xe đi làm.
7 . Đọc Lại Bản Thảo
Đối với hầu hết người viết, đọc lại bản thảo (proofreading) hay viết lại bài là chìa khóa của sự thành công. Tương tự những phần khác trong quá trình viết bài, xem lại bài viết là một công việc mà chúng ta có thể học. Bạn có thể tiếp cận phần này một phần nhờ vào khả năng tự hiểu chính mình trong lãnh vực viết lách.
Một vài người viết rất giỏi và hiếm khi dùng sai từ, dùng sai những dấu chấm câu, nhưng họ có thể dùng những từ, những câu trùng lập và các đoạn văn của họ thường không có điểm gì mới phát triển. Một vài người thì thường bị lỗi về cú pháp. Một số người có khả năng viết nhanh nhưng lại bị lạc đề hay kết cấu bài viết yếu.
Tuy nhiên tất cả mọi người đều có thể làm cho bản thảo đầu tiên của mình tốt hơn nhờ đọc lại, viết lại và sửa lại bài của mình. Công việc đọc lại bản thảo có thể chia thành hai giai đoạn: đọc lại tổng quát và đọc lại chi tiết (global & local).
a. Đọc lại tổng quát
Bạn cần đọc lại toàn bộ bài viết để có cái nhìn tổng quát và kiểm tra lại bằng những câu hỏi như sau:
• Câu luận đề có bao quát mọi vấn đề trong bài viết không? Bài viết của tôi có
làm theo những gì mà đề tài yêu cầu không?
• Bài viết của tôi có chứng minh được những điểm đưa ra và thực hiện đề
tài như tôi có ý định viết không?
• Bài viết của tôi có rõ ràng, hợp lý và thống nhất quan điểm từ đầu bài đến
cuối bài không?
• Tôi có dẫn chứng những điểm quan trọng để ủng hộ những ý tưởng đưa ra không?
• Tôi có bị lạc đề hay xao lãng khỏi đề tài của mình không?
• Tôi có tạo ra một lối diễn đạt thích hợp với đề tài và độc giả của mình không?
• Phần giới thiệu có cung cấp cho độc giả những ý tưởng sẽ bàn thảo không?
• Những phân đoạn có triển khai một cách logic và được sắp xếp theo t rật tự chặt
chẽ mạch lạc không?
• Có phần nào mâu thuẫn hay lập lại phần khác không?
• Bài viết có trôi chảy với những từ ngữ chuyển tiếp để dẫn dắt độc giả từ ý
tưởng này đến ý tưởng khác không?
• Luận chứng có rõ ràng không, đã đưa đến những kết luận nào?
• Bằng chứng có xác thực đủ hỗ trợ cho kết luận không?
• Bằng chứng và kết luận có phù hợp với nhau không?
• Có kết luận nào khác từ cùng một bằng chứng không?
• Kết luận có dựa trên nhiều bằng chứng khác nhau không?
b. Đọc lại chi tiết
Đây là công việc mà bạn làm sau khi chắc chắn rằng bài viết của mình đã thỏa đáng.
Cách tốt nhất là in ra bài viết của bạn để đọc lại vì ở trong máy vi tính bạn khó có thể có một cái nhìn tổng quát và chi tiết. Sau đây là một vài câu hỏi mà bạn có thể đặt ra trong phần này:
• Những câu tôi viết đã đúng về mặt ngữ pháp và cú pháp
(có những câu cụt) không?
• Những câu của tôi có đủ mạnh, đa dạng và có nối kết với nhau không?
• Tôi có sai sót về lỗi chính tả (đánh vần sai, lỗi đánh máy, lỗi in…) không?
• Những từ tôi dùng trong câu có hiệu quả không?
Khi bạn đọc bài khảo luận lần cuối cùng, cần đọc kỹ và xem xét cẩn thận để tìm ra bất kỳ một lỗi nào. Bạn nên đ ọc bài viết to, đọc chậm từng câu, nói rõ từng từ và nghiền ngẫm thật kỹ.
Bạn có thể dùng một cây thước hay một mảnh giấy để định hướng mắt đúng vào từng dòng, từng từ , và sau khi đọc xong, bạn phải đọc trở lại lần nữa để giúp bạn kiểm tra lại mỗi câu, mỗi từ, mỗi ý.
Ngoài ra, bạn cần nhờ người khác đọc, một hay nhiều người đọc sửa bài viết cho mình thì đó là điều lý tưởng, vì người ngoài cuộc bao giờ cũng sáng suốt nhìn ra sự vô lý và các lỗi của người viết hơn là chính người viết.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét